Doanh nhân - Thị trường

Bàn về mô hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thứ sáu, 28/4/2017 | 00:32 GMT+7
Rất nhiều ý kiến về mô hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được đưa ra tại hội thảo “Mô hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam” tổ chức tại Hà Nội sáng nay 27/4/2017.

Thời gian gần đây vấn đề nâng cao hiệu quả vốn nhà nước tại doanh nghiệp được dư luận đặc biệt quan tâm vì đây được xem là một nguồn lực hết sức quan trong. Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao các bộ chức năng xây dựng đề án thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp để trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định. Theo đó có hai mô hình được đề xuất gồm thành lập một cơ quan chuyên trách thuộc Chính phủ; hai là mô hình cơ quan chuyên trách là doanh nghiệp với việc nâng cấp Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). 

Tại hội thảo, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư cho rằng, cơ quan quản lý vốn nhà nước phải là một nhà đầu tư chủ động, nhằm hạn chế tối đa can thiệp hành chính vào doanh nghiệp; tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước và chức năng quản lý nhà nước. Đồng thời sớm xóa bỏ chức năng đại diện sở hữu nhà nước của các bộ, UBND đối với vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

Chia sẻ ý kiến của ông Cung dưới góc độ chuyên môn, đại diện Viện Chiến lược và chính sách tài chính, Bộ Tài chính cho biết, qua nghiên cứu kinh nghiệm của gần 40 nước, mô hình tập trung trong quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là xu thế chung đang được ấp dụng trên thế giới. “Trong các mô hình tập trung thì mô hình công ty có nhiều ưu thế và được áp dụng thành công trong khi nhiều nước đang chuyển đổi sang mô hình này”, đại diện Viện này cho biết.

Chia sẻ thêm, ông Đinh Văn Nhã, chuyên gia kinh tế đã nêu lên 3 phương án, về mô hình quản lý vốn nhà nước. Phương án 1 là giữ nguyên hiện trạng. Phương án 2 gồm 2 phương án nhỏ: thành lập cơ quan chuyên trách (ủy ban) thuộc Chính phủ và phương án nâng cấp SCIC thành ủy ban quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp và phương án 3 với mô hình cơ quan chuyên trách là doanh nghiệp. Theo ông Nhã, nên chọn phương án 3 vì tác động tiêu cực thấp hơn và tác động tích cực cao hơn phương án 1 và 2.

Trong khi đó, ông Phạm Đình Soạn, nguyên Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp đề xuất phương án nâng cấp SCIC theo mô hình doanh nghiêp sẽ là khả thi nhất vì mô hình này “không tạo ra sự xáo trộn nào”. Tuy nhiên để đi đến thành công thì cũng cần đến lộ trình gồm 2 bước. Bước 1 củng cố và phát triển SCIC và chuyển dần các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang hoạt động theo mô hình chung của SCIC. Bước 2 là sáp nhập một số SCIC lại, lựa chọn 3 phương án trực thuộc: trực thuộc Chính phủ; trực thuộc Bộ Tài chính như hiện nay và đa dạng hóa trực thuộc.

Tuy nhiên điều mà nhiều đại biểu băn khoăn là việc bàn này sẽ còn kéo dài đến khi nào. "Đáng ra từ 20 năm trước Việt Nam đã phải lựa chọn xong mô hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp rồi", chuyên gia  Đinh Văn Nhã nói. Cùng tâm sự như ông Nhã, ông Nguyễn Xuân

Nguồn: Báo Công Thương