Du lịch nông nghiệp – xu hướng phát triển kinh tế xanh

Thứ ba, 20/6/2017 | 07:55 GMT+7
Đại sứ quán Israel, phối hợp với Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Công ty TNHH ATC Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm báo cáo kết quả thực hiện dự án du lịch nông nghiệp tại Trang trại đồng quê Ba Vì.
Trải nghiệm hái chè tại trang trại đồng quê Ba Vì
Trải nghiệm hái chè tại trang trại đồng quê Ba Vì

Du lịch nông nghiệp trên thế giới rất được coi trọng vì đã chứng minh được sự đóng góp to lớn về mặt kinh tế, xã hôi và  bảo vệ môi trường. Đây cũng là giải pháp để giảm thiểu khoảng cách giàu nghèo và khoảng cách giữa nông thôn và thành thị; là một hình thức phát triển mối giao hòa về mặt tự nhiên, văn hóa và con người giữa các đô thị và nông thôn thông qua việc đến ở hoặc tham quan có mục đích, cùng hưởng thụ các sản vật địa phương tại từng nông hộ gia đình hoặc trang trại, thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh và tham gia văn hóa đồng quê.

Việt Namcó tiềm năng và lợi thế vô cùng to lớn về đa dạng cảnh quan, đa dạng sinh học, văn hóa, sản vật của mỗi vùng nông thôn, với sự hình thành nhiều làng nghề truyền thông. Đến nay, đa số các xã, làng trên khắp đất nước vẫn còn tồn tại một nghề hoặc một sản phẩm đặc trưng nhất định. Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thông mới , nhằm  giúp nông dân tăng thu nhập cho cư dân nông thôn, bảo tồn và phát huy các nét đẹp văn hóa, xã hội làng quê,  Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện thí điểm mô hình du lịch nông nghiệp tại Ba Vì, Hà Nội.

Trang trại đồng quê Ba Vì
Trang trại đồng quê Ba Vì

Trang trại Đồng quê Ba Vì (Công ty TNHH ATC Việt Nam)  là một trong những trang trại được kế thừa và tiếp nối mô hình Liên kết trong du lịch nông nghiệp. Tại đây, du khách sẽ được giới thiệu và trải nghiệm theo các chủ đề: Tìm hiểu về lúa nước và nền văn minh lúa nước; Nông trại chăn nuôi với sinh hoạt cộng đồng làng xóm; những loại rau hữu cơ, rau rừng, cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới; như kiến trúc và cảnh quan truyền thống của cư dân nông nghiệp Việt Nam gắn với làng nghề truyền thống;  thưởng thức và thử nghiệm các loại thảo dược và văn hóa chữa bệnh của dân tộc Dao, Mường vùng Ba Vì.

Tại  buổi tọa đàm, Tiến Sĩ Ngô Kiều Oanh – Giám đốc công ty TNHH ATC Việt Nam cũng đã nêu ra các khó khăn trong quá trình thực hiện dự án du lịch nông nghiệp trong Trang trại đồng quê Ba Vì. Các nhà báo, và các công ty du lịch có mặt tại buổi tọa đàm cũng nêu ra những hạn chế cần khắc phục về du lịch nông nghiệp hoàn hảo hơn như:  trồng thêm hoa ven đường tạo cảnh quan ấn tượng cho du khách, vệ sinh sạch sẽ dọc đường đi tham quan,… Cuối buổi tọa đàm, TS Ngô Kiều Oanh đã trả lời các thắc mắc và tiếp thu các ý kiến đóng góp của khách mời. Bà nhấn mạnh: “Trang trại đồng quê Ba Vì hi vọng sau hội thảo sẽ nhận được sự giúp đỡ hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước để trở thành một trong những mô hình điểm về phát triển du lịch nông nghiệp gắn với làng nghề, với mong muốn được đóng góp một sản phẩm du lịch mới mẻ, khó khăn nhưng đầy triển vọng này”.

Theo báo Tài Nguyên và Môi trường