Sản phẩm, công nghệ

Khởi nghiệp ở Anh: Biến cốc cà phê dùng 1 lần thành nhiên liệu sinh học

Thứ bảy, 13/6/2020 | 17:00 GMT+7
Mỗi ngày, các chuỗi cà phê thải ra hàng tấn cốc dùng một lần. Những cốc giấy này trở nên mục nát trong những bãi rác mà không được tái chế. Mới đây, một nhà khởi nghiệp tại Anh đã biến những chiếc cốc này thành nguồn nhiên liệu sinh học.

Starbucks đã bắt đầu thử nghiệm các sản phẩm thay thế có thể tái chế cho các loại cốc dùng một lần để giảm lượng rác thải, nhưng ý tưởng này dường như bị bỏ qua bởi sự kém tiện lợi cho phía người tiêu dùng. Công ty khởi nghiệp Bio-bean của Anh tin rằng họ đã tìm ra cách biến lượng chất thải đó thành một nguồn tài nguyên quý giá.

Theo một nghiên cứu vào năm 2011, mỗi ngày trên thế giới con người tiêu thụ khoảng 2 tỷ tách cà phê. Với nghiên cứu của Bio-bean, mỗi năm họ có thể biến lượng cốc giấy dùng một lần này thành 6 triệu tấn đất sinh học. Năm 2017, công ty đã phát triển nhiên liệu sinh học dạng lỏng dựa trên cà phê để sử dụng trên xe buýt diesel của London, nhưng không cho thấy khả năng thương mại, vì vậy họ đã chuyển trọng tâm sang nhiên liệu rắn cho hộ gia đình và công nghiệp. Và cốc cà phê dùng 1 lần thực sự là một ý tưởng tuyệt vời.

Loại rác thải đặc biệt không dựa trên carbon này vẫn giải phóng khí nhà kính khi bị đốt cháy, nhưng nếu chúng thay thế các loại nhiên liệu dựa trên carbon khác, Bio-bean ước tính rằng quá trình tái chế sẽ giảm 80% lượng khí thải.

Bio-bean đã huy động được hơn 7 triệu đô la tài trợ kể từ khi nó được thành lập vào năm 2013. Nguồn rác thải đặc biệt này được lấy về từ bãi rác của những thương hiệu cà phê lớn ở Anh như Costa Coffee hay tại các ga tàu. George May - Giám đốc thương mại của Bio-bean khẳng định họ đã tái chế 20.000 tấn rác thải trong những năm qua.

Tại nhà máy của công ty ở Cambridgeshire, rác thải từ cà phê được khử nhiễm, đưa qua máy sấy và sàng lọc.

Mặc dù bị trì hoãn bởi đại dịch Covid-19, Bio-bean cho biết họ đã có kế hoạch mở rộng hoạt động sang châu Âu trong vòng 5 năm tới.

Trường Huy (t/h)