Sức khỏe

Xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn mang thương hiệu Hội

Thứ năm, 18/7/2019 | 11:38 GMT+7
Đây là một trong những chỉ tiêu và nhiệm vụ cần tập trung trong năm 2019 của các cấp Hội phụ nữ, nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017 – 2020.

Mới đây, thay mặt Đoàn Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam đã gửi công văn tới Hội LHPN các tỉnh, thành; các ban, đơn vị TW Hội LHPN Việt Nam về việc Tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017 – 2020.
Thực hiện sự phân công của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chủ trì hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện Chương trình phối hợp số 526 về Tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai doạn 2017 – 2020 và ban hành Thông báo kết luận hội nghị (Thông báo số 4065-TB-BNN-VP ngày 11/6/2019); để thực hiện các nội dung theo kết luận, Đoàn chủ tịch Trung ương hội đề nghị Hội LHPN các tỉnh, thành; các ban, đơn vị tiếp tục thực hiện chương trình phối hợp số 526, tập trung vào một số chỉ tiêu và nhiệm vụ cụ thể:
Chỉ tiêu năm 2019:
- 100% tỉnh/thành Hội và 90% huyện, thị, cơ sở Hội phát động phong trào phụ nữ sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn. Có thể phát động dưới nhiều hình thức và lồng ghép với phát động phong trào thi đua, cuộc vận động và nhiệm vụ công tác Hội.

Phong trào phụ nữ sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn cần được phát động rộng rãi đến các cấp Hội 
- 100% các dự án, mô hình, tổ nhóm di các cấp Hội xây dựng, tổ chức sản xuất, kinh doanh nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm và duy trì phát triển bền vững.
- Tổ chức, vận đông 80% hội viên phụ nữ sản xuất, kinh doanh nông sản đăng ký, cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm, xóa bỏ hiện tượng “rau hai luống, lợn hai chuồng”.
- 80% các chi, tổ Hội tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về an toàn thực phẩm.
Xây dựng, nhân rộng mô hình liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản an toàn mang thương hiệu các cấp Hội.
Nhiệm cụ cần tập trung:
- Đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, vận động, hướng dẫn, ký cam kết về an toàn thực phẩm và kiểm tra, giám sát, xóa bỏ tình trạng sản xuất “rau hai luống, lợn hai chuồng”.
- Tiếp tục phổ biến, nhân rộng mô hình sản xuất an toàn, các gương điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn, đặc biệt là các mô hình mang thương hiệu của Hội.

Mô hình “Tổ phụ nữ hợp tác trồng và bán rau an toàn Măng Đen” của chi hội phụ nữ thôn Măng Đen, xã Đăk Long, huyện Kon Plông đem về nguồn thu nhập ổn định cho nhiều chị em phụ nữ
- Hỗ trợ phụ nữ, nông dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm an toàn, giúp người sản xuất có đầu ra ổn định.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn Hội cấp dưới triển khai nội dung Chương trình 526; giám sát cộng đồng về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; phát hiện, phản ánh kịp thời với các cơ quan chức năng về các trường hợp sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản thực phẩm không đảm bảo an toàn.
Phó Chủ tịch Hội Trần Thị Hương cũng đề nghị:
Hội LHPN các tỉnh, thành phối hợp chặt chẽ với Hội nông dân, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Công thương và các ngành liên quan trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động đảm bảo hiệu quả; báo cáo kết quả thực hiện vào các báo cáo định kỳ hàng tháng về hoạt động công tác Hội. Đối với Báo cáo năm 2019, cần thể hiện được kết quả thực hiện các chỉ tiêu và nhiệm vụ nêu trên, có số liệu cụ thể.
Các ban, đơn vị TW Hội tham mưu các hoạt động thực hiện Chương trình phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ và hướng dẫn theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình của các cấp Hội đối với các hoạt động được phân công phụ trách.

Theo PNVN