Năng lượng sạch

Tỉnh đầu tiên ở quốc gia châu Á tham gia Liên minh coi than đá là quá khứ

Thứ hai, 8/10/2018 | 09:36 GMT+7
Tỉnh Nam Chungcheong (Hàn Quốc) trở thành thành viên thứ 75 của Liên minh coi than đá là quá khứ được Canada và Anh sáng lập vào tháng 11/2017.

Đây là tỉnh đầu tiên quốc gia châu Á tham gia, nhấn mạnh sự công nhận của toàn cầu về tầm quan trọng của việc chuyển từ than sang năng lượng sạch.

Tỉnh Nam Chungcheong là nơi có các nhà máy than lớn thứ hai và thứ ba trên thế giới tại Dangjin và Tae-an, mỗi nhà máy có công suất trên 6 GW (GW). Tính đến tháng 1/2018 có tới 30 đơn vị hoạt động với tổng công suất 18 GW, gấp đôi công suất phát điện than của Canada. Nam Chungcheong là nơi sản xuất lượng than lớn nhất tham gia Liên minh coi than đá là quá khứ từ khi nó được thành lập vào năm 2017.

Là một phần trong Kế hoạch Tầm nhìn 2050 về Tầm nhìn Năng lượng của Nam Chungcheong, tỉnh đã cam kết sử dụng tất cả các chính sách và đòn bẩy pháp lý theo thẩm quyền để đẩy nhanh việc đóng cửa các nhà máy điện than. Tỉnh thông báo rằng tỉnh sẽ nỗ lực để đóng cửa của 14 đơn vị điện than vào năm 2026; mở rộng sản xuất điện tái tạo từ 7,7% lên 47,5%; giảm tiêu thụ năng lượng và giảm đáng kể ô nhiễm không khí. Tỉnh cũng cam kết tiến hành chuyển dịch công bằng cho lực lượng lao động và cộng đồng bị ảnh hưởng.

Bằng cách tham gia Liên minh coi than đá là quá khứ, Nam Chungcheong phản đối việc xây dựng các nhà máy điện than mới và thúc đẩy sự tham gia 74 thành viên khác (28 chính phủ quốc gia, 18 chính quyền địa phương và 28 thành viên tư nhân) cùng hành động trong giai đoạn toàn cầu tăng tốc hướng đến mục tiêu giảm tối đa các nhà máy nhiệt điện than mới.

Thống đốc Nam ChungCheong Seung-Jo Yang cho biết: "Hôm nay, tôi cam kết sẽ nỗ lực vận động để giảm thời gian hoạt đông tiêu chuẩn của các nhà máy nhiệt điện từ 30 năm xuống còn 25 năm và do đó sẽ biến đổi 14 nhà máy điện đốt than thành các nhà máy điện thân thiện với môi trường vào năm 2026.

Tôi sẽ chủ động đề xuất với chính quyền trung ương để thiết lập lộ trình loại bỏ than và mở rộng chính sách năng lượng của chính quyền địa phương. Tôi cũng sẽ từ từ ngừng hoạt động các nhà máy điện than hiện có và cố hết sức để thực hiện các chính sách chuyển tiếp năng lượng thân thiện với môi trường và chính sách đầu tư mới”.

Cẩm Hạnh