Năng lượng mặt trời

Dự án điện mặt trời lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động trước kế hoạch

Thứ năm, 25/7/2019 | 17:00 GMT+7
Nhà cung cấp năng lượng sạch hàng đầu Singapore tập đoàn Sunseap đã hợp tác cùng Công ty InfraCo Asia cho ra đời dự án năng lượng mặt trời Ninh Thuận với mục tiêu cung cấp điện như một trong những dự án năng lượng mặt trời tiện ích đầu tiên ở Việt Nam.

Là một đơn vị của Sunseap Group - nhà phát triển, chủ sở hữu và điều hành hệ thống năng lượng mặt trời hàng đầu tại Singapore, Sunseap International hướng đến việc phát triển thị trường năng lượng điện tái tạo ở khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Cụ thể, trong khu vực Đông Nam Á, công ty tập trung vào các quốc gia đang phát triển với các dự án bao gồm trang trại năng lượng mặt trời 168 MWp tại Việt Nam và trang trại năng lượng mặt trời 10 MWp tại Campuchia.

Một phần Nhà máy năng lượng mặt trời Ninh Thuận

Là một đơn vị của Sunseap Group - nhà phát triển, chủ sở hữu và điều hành hệ thống năng lượng mặt trời hàng đầu tại Singapore, Sunseap International hướng đến việc phát triển thị trường năng lượng điện tái tạo ở khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Cụ thể, trong khu vực Đông Nam Á, công ty tập trung vào các quốc gia đang phát triển với các dự án bao gồm trang trại Theo đó, vào ngày 15/06 vừa qua, trang trại năng lượng mặt trời Ninh Thuận đã được đưa vào hoạt động sớm hơn hai tuần so với kế hoạch đề ra. Dự án điện mặt trời lớn nhất Việt Nam này được hợp tác phát triển với Công ty InfraCo Asia thuộc Tập đoàn Phát triển cơ sở hạ tầng tư nhân (PIDG), tập đoàn chú trọng tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng có trách nhiệm xã hội và có khả năng thương mại, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và xóa đói giảm nghèo ở khu vực phía Nam và Đông Nam Á.
Nằm trên khu vực bờ biển phía Nam miền Trung Việt Nam, nhà máy năng lượng mặt trời tỉnh Ninh Thuận có công suất năng lượng 168 MegaWatt-peak (MWp) tạo ra sản lượng điện đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của gần 192.000 người đồng thời giảm khoảng 240.000 tấn khí thải carbon mỗi năm. Việc đưa vào vận hành nhà máy này cho thấy bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hoá Thỏa thuận mua điện mặt trời trong 20 năm (PPA) đã thông báo vào nửa cuối năm 2018.
“Dự án này khẳng định sứ mệnh phát triển các giải pháp năng lượng mặt trời uy tín với giá cả phải chăng, có lợi cho cộng đồng cũng như bảo vệ môi trường của Sunseap. Chúng tôi hy vọng rằng nhiều cộng đồng ở Việt Nam sẽ cân nhắc chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời vì một tương lai phát triển bền vững”, nhà đồng sáng lập kiêm Giám đốc của tập đoàn Sunseap, ông Frank Phuan phát biểu.
Theo thoả thuận, dự án sẽ bán điện mặt trời với mức giá là 9,35 đô la Mỹ cho mỗi kilowatt giờ khi trang trại năng lượng mặt trời được hoàn thành và kết nối với lưới điện quốc gia trước ngày 30 tháng 6 năm 2019.
lượng mặt trời 168 MWp tại Việt Nam và trang trại năng lượng mặt trời 10 MWp tại Campuchia.

Lễ khởi công Nhà máy năng lượng điện mặt trời Ninh Thuận

Xây dựng trang trại năng lượng mặt trời đã mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng người Việt tại địa phương khi nó tạo ra cơ hội việc làm cho hơn 2.000 công nhân.
Ông Allard Nooy, Giám đốc điều hành InfraCo Asia cho biết: “Phát triển nhà máy điện mặt trời Ninh Thuận trong mối quan hệ hợp tác với Sunseap, chúng tôi hy vọng dự án này sẽ là chuẩn mực cho các nhà đầu tư trong tương lai đồng thời thể hiện khả năng thương mại, tác động phát triển và lợi ích môi trường có thể đạt được.”
Theo đó, Sunseap và InfraCo Asia cũng đã đóng góp 3 tỷ đồng (130.000 đô la Mỹ) vào quỹ Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) của mình, vốn tài trợ này nhằm xây dựng các con đường bê tông xung quanh khu vực dọc theo ấp Phú Thuận và ấp Tân Mỹ, xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn. Những con đường dài hơn 2 km giúp cải thiện đáng kể giao thông liên lạc trong tỉnh, đặc biệt cho những người nông dân địa phương coi những con đường ấy như lối vận chuyển chính các nông sản của mình.
Sunseap là một trong những nhà sáng lập lớn nhất và có uy tín nhất trong khu vực về ngành công nghiệp năng lượng mặt trời. Tập đoàn này có một hệ thống các dự án ở Singapore, Úc, Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan và Campuchia, được tài trợ bởi chính phủ Anh, Hà Lan, Thụy Sĩ, Úc và một phần của PIDG.
InfraCo Asia, với mục đích kích thích đầu tư doanh nghiệp tư nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển có thu nhập thấp như các nước phía Nam và Đông Nam Á, đã chuyên tài trợ tài chính cho các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng về những khó khăn trong giai đoạn đầu và về rủi ro có thể gặp phải của các doanh nghiệp. Bằng cách đóng góp cổ phần vào các dự án cơ sở hạ tầng mang tính cộng đồng và thương mại của các doanh nghiệp tư nhân, PIDG mong muốn thúc đẩy đầu tư, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và xóa đói giảm nghèo.

Thanh Tâm