Hướng dẫn tuyên truyền về ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường

Thứ tư, 10/1/2024 | 17:13 GMT+7
Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành hướng dẫn Tuyên truyền về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Hướng dẫn nhằm tạo sự thống nhất trong cán bộ, Đảng viên, giáo viên, học sinh sinh viên và người lao động về nhận thức trách nhiệm, hành động trước tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai cực đoan, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường gia tăng đang là nguy cơ đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, đời sống đội ngũ trong ngành giáo dục, sự phát triển bền vững đất nước, thành phố Hồ Chí Minh.

Việc tuyên truyền sẽ khẳng định sự đúng đắn trong chủ trường, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể cũng như tổ chức, cá nhân, cộng đồng xã hội trong việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Công tác tuyên truyền cần tiến hành sâu rộng, thường xuyên, liên tục và có trọng tâm, trọng điểm; lồng ghép với tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời với hình thức linh hoạt, sáng tạo, sinh động, phù hợp với từng đối tượng.

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

Hướng dẫn bao gồm các nội dung như: vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, trong đó khẳng định chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được đặt ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển, là điều kiện nền tảng, yếu tố tiên quyết cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội bền vững của đất nước; làm rõ, phân tích những thách thức, tác động của ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên thiên nhiên tới sự phát triển của nhân loại, của các quốc gia trong đó có Việt Nam; nhấn mạnh đến hậu quả, tác động của biến đổi khí hậu, lãng phí tài nguyên, ô nhiêm môi trường gây ra như: hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm không khí, nguồn nước, tiếng ồn... làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và sự phát triển của đất nước.

Tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. Những kết quả, thành tựu trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam thời gian qua như: các chương trình, chính sách, cơ chế, pháp luật về môi trường được Chính phủ ban hành, triển khai thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương đã tạo sự thống nhất trong hành động, sự đồng thuận trong xã hội; công tác dự báo khí tượng thủy văn, cảnh báo thiên tai, biến đổi khí hậu ngày càng chủ động, góp phần giảm nhẹ thiệt hại; tài nguyên được đánh giá đầy đủ các giá trị, định giá, hạch toán trong nền kinh tế, được quản lý, khai thác một cách khoa học, tiết kiệm, hiệu quả, bền vững gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường; công tác bảo vệ môi trường được chú trọng, tình trạng ô nhiễm dần được khắc phục, chất lượng môi trường và điều kiện sống của người dân được cải thiện, hạn chế tác động do ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của đội ngũ cán bộ, giáo viên và người lao động. Ngoài ra, cần tập trung tuyên truyền về những khuyến nghị, đề xuất giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh.

Đấu tranh, phản bác những thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc, lợi dụng những hạn chế, thiếu sót trong công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứn phó với biến đổi khí hậu nhằm kích động, chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Bảo Ngọc