Quốc tế

Hệ thống trực tuyến đơn giản có thể kết thúc vấn nạn ô nhiễm rác thải nhựa

Thứ ba, 2/7/2019 | 11:07 GMT+7
Những cộng đồng dân cư nghèo trong sự phát triển của thế giới đang phải chịu sức ép lớn từ ô nhiễm rác thải nhựa. Liệu một hệ thống thanh toán điện tử mới có thể khởi phát chiến dịch làm sạch?

Đã từng là đường bờ biển bị chôn vùi bởi lượng rác thải khủng khiếp, được gọi với cái tên xấu xí là “bồn cầu” nhưng hiện tại, bãi biển vịnh Manila, Philippines đã trở nên sạch một cách khó tin so với vài tháng trước đây.

Công cuộc làm sạch bắt đầu từ ngày 27/1. 5.000 tình nguyện viên đến vịnh Manila để di dời 45 tấn rác thải, khởi động chiến dịch phục hồi môi trường quốc gia. Tuy nhiên, 2 tháng trước khi cuộc vận động có quy mô lớn này diễn ra, một chiến dịch đã được thực hiện.

Trong tuần đầu tiên của tháng 12/2018, Bounties Network có trụ sở ở Brooklyn (Mỹ) thu thập được 3 tấn rác từ vịnh Manila trong 2 ngày thông qua một dự án thí điểm được trả cho một nhóm nhỏ người dân nơi đây, đa phần là ngư dân, cho mỗi nơi tập kết rác với một khoản tiền điện tử dựa trên hệ thống Ethereum.

Với hầu hết ngư dân Filipino không sử dụng ngân hàng thì đây là trải nghiệm đầu tiên của họ với tiền điện tử. Đây là những dấu hiệu cho thấy rằng ngành công nghiệp tái chế cho thanh toán điện tử này có thể đi vào hoạt động. Điều này có thể xác thực quyết định cho phép những cộng đồng dân cư nghèo khắp thế giới đứng lên chống lại rác thải sinh hoạt, bắt đầu từ nguồn gây ô nhiễm đại dương trên toàn cầu. Đầu tháng 9/2018, Plastic Bank – một công ty sử dụng kỹ thuật quản lý và chi trả điện tử (blockchain) đặt trụ sở ở Vancouver được hỗ trợ bởi công nghệ IBM cũng tổ chức một dự án ra mắt tương tự. Họ sắp xếp một hệ thống ở Naga, một thị trấn ở nam Luzon - đảo lớn nhất của Philippin, thiết lập một điểm thu thập cố định để mọi người buôn bán đồ nhựa và các nguyên liệu có thể tái chế cho các chi trả điện tử thông qua một hệ thống ưu đãi. Shaun Frankson, người đồng sáng lập ra Plastic Bank cho biết, ông sẽ đặt thêm 3 địa điểm tương tự ở gần vịnh Manila trong 6 tháng tới.

Cả hai nhà tiên phong đều lựa chọn Philippines là địa điểm đầu tiên để thực hiện chiến dịch bởi đây là quốc gia “đóng góp” lượng rác thải lớn ra đại dương. Một nghiên cứu của tạp chí Wall Street chỉ ra rằng Philippines là nước phát thải rác thải nhựa ra đại dương lớn thứ 3 toàn cầu. Quốc gia này thải ra gần 2 triệu tấn chất thải mỗi năm, chỉ sau Trung Quốc và Indonesia.

Các nhà nghiên cứu IBM khám phá ra rằng: ước tính có khoảng 80% rác thải nhựa được thải ra từ các nước đang phát triển đặc biệt là nơi tập trung cao dân số nghèo. Nghiên cứu này có thể truyền cảm hứng tạo ra một phong trào tái chế rác thải nhựa nhằm hỗ trợ những người dân nghèo phải chịu tác động xấu từ rác thải môi trường trong khu vực. Những dự án khác đã được tổ chức bởi Bounties Network ở Thái Lan và Indonesia, bởi Plastic Bank ở Indonesia và Haiti với những kế hoạch nhằm mở rộng ra toàn cầu trong năm tới.

Philippines là quốc gia có sở trường áp dụng nhanh các công nghệ mới, cung cấp bối cảnh hoàn hảo để thử nghiệm mô hình kinh doanh tái chế mới.

 “Bounties Network đã hợp tác với nhà cung cấp thanh toán điện tử địa phương Coins.ph để đảm bảo mọi người có thể trao đổi Ethereum thành tiền (fiat)”, Simona Pop – người đồng sáng lập Bounties Network nói.

Sử dụng các khoản thanh toán điện tử để chống ô nhiễm đại dương có thể là một trong những ví dụ nổi bật nhất về cách sử dụng tiền tốt nhất. Những cộng đồng bị tước đi quyền công dân trên thế giới thường thiếu những tài khoản ngân hàng chính thức nhưng họ lại là nguồn gốc và cũng là nạn nhân dường như không thể thoát khỏi của vấn nạn rác thải nhựa.

Những ngư dân tham gia vào Bounties Network vào tháng 12 đã thu thập được một lượng lớn các mảnh vụn và đồ phế liệu – bao gồm các đồ dùng bằng nhựa, đệm, tã lót, thiết bị trường học, giày dép và đồ chơi trẻ em. Các loại rác thải này đã khiến nước vịnh bị nhiễm độc. Đây thực sự là thử thách lớn cho chương trình phục hồi môi trường của chính phủ.

Cho đến hiện tại, thói quen tái chế rác thải mà các chương trình thanh toán điện tử hướng dẫn cho các cộng đồng dân cư sẽ ngày càng trở nên có giá trị hơn trong thời gian dài vượt xa bất kỳ việc dọn rác hời hợt nào.

“Giống như việc chúng ta giết 2 con chim bằng 1 viên đá. Chúng ta đang giáo dục con người và khiến họ nhận ra lợi ích của việc làm sạch môi trường cũng như ảnh hưởng của nó trong thời gian dài như đem lại lượng cá tốt hơn”, Christina Gallano, quản lý dự án kỹ thuật, người đã đánh giá dự án Bounties Network chia sẻ.

Trong khi Bounties Network đã thực hiện một cách tiếp cận cơ sở, phương pháp của Plastic Bank cũng nỗ lực thu hút các bên liên quan tham gia. Các cửa hàng tạp hóa hoặc ngân hàng địa phương có thể quản lý hệ thống điểm bán, theo dõi hàng tồn kho theo thời gian thực tế, báo cáo tự động, truy cập an toàn cho nhân viên và nhận biên lai điện tử ngay lập tức.

Dự án 2 ngày ở vịnh Manila của Bounties Network đã thuê những ngư dân nơi đây với mức lương $2.50 (£1.97)/ giờ, gần gấp đôi so với tiền công tối thiểu cho 1 ngày làm việc của người dân ở Philippines.  Hóa đơn cuối cùng cho việc làm sạch lên đến $700 (£550) cho khoảng 3 tấn rác thải được di dời, cùng với số lượng đó thì chương trình của văn phòng chính phủ ước tính phải trả $10,500 (£8,280).

Thanh Tâm