Cho dù than và khí đốt rẻ hơn cũng sẽ không làm lệch hướng sự chuyển đổi sang các dạng năng lượng sạch trên thế giới.
Nhiên liệu hóa thạch đang được sử dụng rất nhiều, nhưng thời đại của chúng sẽ sớm kết thúc. Theo Bloomberg New Energy Finance, tới năm 2027, năng lượng mặt trời và gió sẽ rẻ hơn so với điện than và khí đốt. Và đến năm 2040, xe điện có thể chiếm tới 25% ô tô toàn cầu.
New Energy Outlook Bloomberg cho biết 11,4 nghìn tỷ USD sẽ được đầu tư vào các nguồn năng lượng mới trong 25 năm tới. Gần hai phần ba trong số đó sẽ tập trung vào năng lượng tái tạo, đặc biệt là gió và mặt trời. Trong khi đó, các nhà máy điện than đá mới sẽ chỉ tập trung ở Ấn Độ và các thị trường châu Á mới nổi.
Cho dù than và khí đốt rẻ hơn cũng sẽ không làm lệch hướng sự chuyển đổi sang các dạng năng lượng sạch trên thế giới. Tới năm 2040, các nguồn năng lượng không khí thải sẽ chiếm đến 60% công suất lắp đặt.
Năng lượng gió và mặt trời sẽ chiếm 64% trong 8.6TW (1 terawatt = 1.000 GW) tổng công suất phát điện mới trên toàn cầu trong 25 năm tới và chiếm gần 60% tiền đầu tư (11,4 nghìn tỷ USD).
Theo dự đoán, than, khí đốt và dầu sẽ đạt đỉnh điểm vào 2025 sau đó đi xuống, thậm chí có thể suy giảm sớm hơn. Than đá và khí đốt sẽ bắt đầu suy giảm trong vòng chưa đầy một thập kỷ.
Đến năm 2027, nhiên liệu hóa thạch sẽ thực sự suy giảm và năng lượng tái tạo có thể phát triển tới mức tạo ra năng lượng với giá rẻ hơn so với các nhà máy dùng than, khí gas hay dầu hiện nay. Và chẳng gì tuyệt vời bằng năng lượng có mức giá rẻ hơn để thúc đẩy công nghiệp.
Chúng ta đã tìm ra cách để sử dụng xe hơi, điện, sản xuất thức ăn với quy mô công nghiệp… mà không gây ra các tác động xấu về môi trường. Chúng ta vẫn chưa thực sự đạt được điều đó nhưng đây quả là một thành tựu tuyệt vời của các nhà nghiên cứu toàn thế giới - những người đã giúp cho công nghệ năng lượng tái tạo trở nên khả thi ở quy mô lớn.
Tin xấu là sự gia tăng năng lượng tái tạo cùng sự suy giảm nhiên liệu hóa thạch có thể không đủ để hạn chế mức gia tăng sự ấm lên toàn cầu là 2oC - mục tiêu của Hội nghị khí hậu Paris năm 2015 .
Năng lượng tái tạo sẽ được đầu tư mạnh trong thời gian từ 2016 đến 2040, nhưng cần hàng nghìn tỷ USD nữa để giảm lượng khí thải trên thế giới xuống mức tương đương với mục tiêu nhiệt độ tăng không quá 2oC.
Nguồn: sciencealert.com