Năng lượng mặt trời

LONGi lần đầu tiên vận chuyển mô-đun bằng đường sắt xuyên lục địa Trung – Âu “Trường An”

Thứ hai, 11/5/2020 | 14:04 GMT+7
Vào ngày 26/4/2020, chuyến tàu vận tải "Trường An” đã rời Tây An, Trung Quốc, mang theo các sản phẩm mô-đun năng lượng mặt trời của LONGi, lên đường tới châu Âu. Đây là lần đầu tiên công ty vận chuyển mô-đun bằng đường sắt xuyên lục địa. Chuyến tàu mang theo 11MW mô-đun Hi-MO4 dự kiến sẽ tới kho hàng của LONGi tại thành phố Rotterdam, Hà Lan trong khoảng 20 ngày, sau đó các mô-đun sẽ được chuyển tới cho các nhà phân phối trên toàn châu Âu.

Vận chuyển mô-đun LONGi

“Đây là chuyến tàu Trung – Âu đầu tiên được thực hiện bởi LONGi. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm cả khả năng vận chuyển tại các cảng đường thuỷ, đã chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Đường sắt là một lựa chọn giúp nâng cao hiệu quả, tăng đáng kể thời gian giao hàng và giảm chi phí vận chuyển”, ông Xu Zhipeng, Giám đốc Cấp cao Chuỗi cung ứng của LONGi cho biết.

Sự an toàn và ổn định của chuỗi cung ứng là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất và vận chuyển của các mô-đun. Để có thể giao sản phẩm tới khách hàng an toàn và đúng thời gian, nhóm hậu cần vận chuyển của LONGi đã nghiên cứu sử dụng một số loại hình vận tải đường biển, đường bộ và hàng không.

Kể từ tháng Hai, do đại dịch, kỳ nghỉ Tết đã được kéo dài và hạn chế giao thông được thực hiện ở nhiều thành phố của Trung Quốc. Tại các quốc gia khác, cảng bị đóng cửa, sân bay dừng hoạt động và giao thông đình trệ. Những yếu tố này đã có tác động rõ ràng đến việc mua sắm, hậu cần và vận chuyển. Tính kịp thời và độ tin cậy của phân phối mô-đun cũng bị ảnh hưởng.

Sau khi đánh giá cẩn thận một số phương án khác, LONGi đã rất sáng tạo khi lựa chọn vận chuyển đường dài bằng đường sắt. Theo truyền thống, các mô-đun chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển ra các thị trường nước ngoài. Mặc dù sự kịp thời có thể là một vấn đề, tuy nhiên chi phí và sự ổn định là lý do chính khiến các nhà sản xuất mo-đun lựa chọn đường biển là phương thức vận chuyển hàng đầu. Vận tải đường sắt liên lục địa hiếm khi được chọn vì lý do kinh tế và những mối quan tâm khác. Việc sử dụng đường sắt trong dịp này sẽ cải thiện hiệu quả lịch trình vận chuyển các mô-đun của LONGi tới châu Âu cũng như tăng hiệu quả doanh thu của trung tâm kho bãi tại châu Âu. Giải pháp này cũng sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động cho khách hàng, điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp phân phối đòi hỏi sự hiệu quả và tính linh hoạt cao.

Để đạt được điều này, bộ phận chiến lược phân phối của LONGi, đã phối hợp trong hai tháng với hơn 10 bộ phận khác, thực hiện thử nghiệm, đánh giá và tối ưu hóa tất cả các liên kết từ sản xuất và đóng gói đến hậu cần, thử nghiệm, giao hàng và hỗ trợ chuỗi cung ứng. Để đảm bảo độ tin cậy của vận chuyển đường sắt đường dài, bộ phận đã tổ chức một cuộc chạy thử giữa Tây An và Hà Lan vào tháng 3. Các nhóm dịch vụ kỹ thuật và R&D đã kiểm tra chặt chẽ các sản phẩm sau khi chạy thử, tối ưu hóa bao bì và đóng gói theo tiêu chuẩn phù hợp, để đảm bảo bảo vệ sản phẩm cho hành trình tiếp theo.

Vận chuyển bằng đường sắt cũng rất phù hợp với các cơ sở sản xuất mô-đun của LONGi tại Tây An và Tương Dương, Hồ Bắc. Lượng mô-đun sản xuất tại Tây An là đủ để công ty cung cấp cho thị trường châu Âu một cách kinh tế hơn.

“LONGi rất quyết tâm với việc phát triển bền vững và nỗ lực hết sức để đảm bảo sản xuất và cung ứng. Việc sử dụng tuyến đường sắt Trung -  Âu không chỉ là một bước tất yếu trong phát triển kinh doanh toàn cầu của LONGi mà còn là một cách sáng tạo để tận dụng cơ hội do Sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc. Chúng tôi sẽ tiếp tục tối ưu hóa các tuyến đường, cải thiện hiệu quả giao hàng và đảm bảo hoạt động hiệu quả cho khách hàng của chúng tôi”, ông Niu Yanyan, Giám đốc Phòng Quản lý Chiến lược Phân phối của LONGi Solar cho biết.

PV