Quốc tế

Thổ Nhĩ Kỳ: Thiên tai khiến đất nước chìm trong thảm cảnh

Thứ năm, 12/8/2021 | 17:25 GMT+7
Lũ lụt do mưa lớn bất thường đã tàn phá bờ biển miền Bắc, Thổ Nhĩ Kỳ, kéo đổ cầu và khiến nhiều ngôi làng mất điện. Trong khi đó, cháy rừng dữ dội vẫn chưa dứt ở miền Nam.

Tốc độ lây lan của đám cháy khiến con người bất lực (Ảnh: Internet)

Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đã trải qua một loạt thảm họa liên quan biến đổi khí hậu trong những tháng gần đây. Trong suốt hai tuần qua, cháy rừng dữ dội đã xóa sổ những khu rừng nguyên sơ và đất nông nghiệp trù phú trên khắp các bờ biển Địa Trung Hải và Aegean của nước này.

Tháng trước, Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận nhiệt độ cao nhất kể từ năm 1961: 49,1 độ C ở thị trấn đông nam Cirze.

Ít nhất 8 người đã thiệt mạng và hàng chục người khác phải nhập viện ở khu vực bờ biển phía nam kể từ khi cháy rừng bùng phát hồi tuần trước. Nguy hiểm nhất là ngọn lửa đã lan đến nhà máy nhiệt điện bên bờ biển Aegean, nơi lưu trữ hàng nghìn tấn than. May mắn là đám cháy đã được dập tắt tại nhà máy nhiệt điện này và không có thiệt hại nghiêm trọng. 

Trong khi đó, tại tỉnh Sinop, mưa to đã khiến một nhà ngôi đổ sập, nhiều ô tô trôi bị ngập nước. Một bệnh viện cũng phải sơ tán do mưa lũ. Một số con đường ở tỉnh Sinop bị đóng. Dự báo mưa to sẽ tiếp tục trút xuống khu vực này.

Mưa lũ khiến đời sống của người dân bế tắc khi thiếu điện, nước và cả lương thực

Chưa hết, miền bắc Thổ Nhĩ Kỳ đã xảy ra lũ quét vào mùa hè khi mưa được biệt lớn.

Trận lũ lụt này xảy ra chỉ vài ngày sau khi Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc đã công bố báo cáo và gióng lên cảnh báo cho nhân loại về khí hậu. Báo cáo cho biết mức thí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu đã đủ nhiều để khiến khí hậu bị gián đoạn trong hàng thập kỷ.

Trong khi đó, tình trạng thiếu nước tiếp tục đe dọa quá trình sản xuất lương thực và mối quan hệ với các láng giềng của Thổ Nhĩ Kỳ. Những quốc gia này đang tranh giành quyền sử dụng nước liên quan tới sông Euphrates và Tigris.

Thổ Nhĩ Kỳ là một trong 6 quốc gia chưa phê chuẩn Hiệp định khí hậu Paris. Hiệp định này đề ra mục tiêu giảm tốc độ tăng nhiệt độ toàn cầu thông qua cam kết riêng của từng nước. Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng hiệp định không công bằng khi coi nước này là nước phát triển thay vì đang phát triển, khiến Thổ Nhĩ Kỳ không được tiếp cận nguồn quỹ bổ sung theo hiệp định.

Mộc Mộc (Tổng hợp)