Trong nước

Cơ hội để Việt Nam tăng thị phần xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Thứ hai, 29/3/2021 | 14:03 GMT+7
Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2021 giảm về khối lượng và kim ngạch nhưng lại tăng về giá cho thấy những tín hiệu lạc quan về xuất khẩu gạo trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.

Trung Quốc là thị trường lớn thứ 2 nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2021

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 608.768 tấn gạo các loại trong gần 2 tháng đầu năm, đạt hơn 336,18 triệu USD, giảm khoảng 34% về khối lượng và 22% về kim ngạch. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo từ đầu năm đến nay lại tăng về giá, đạt trung bình 551,7 USD/tấn, tăng 3,4% so với tháng 12/2020 và tăng 15,4% so với tháng 1/2020. Theo nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo, điều này cho thấy những tín hiệu lạc quan về xuất khẩu gạo trong năm 2021 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp.

Một số thị trường nhập khẩu gạo chính của Việt Nam trong tháng 2/2021 sụt giảm mạnh như: Philippines giảm trên 49% cả về lượng và kim ngạch; Ghana giảm 74% về lượng, giảm 70,5% về kim ngạch; Malaysia giảm 63% cả về lượng và kim ngạch…

Ngược lại, Việt Nam lại tăng xuất khẩu sang một số thị trường như: Trung Quốc (tăng 75,2% về lượng) Bờ Biển Ngà (tăng 75,6% về lượng và tăng 51,6% kim ngạch).

Tính chung trong 2 tháng đầu năm 2021, Philippines vẫn đứng đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 39% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước và chiếm 38,3% trong tổng kim ngạch, đạt trên 255.874 tấn, tương đương 137,63 triệu USD.

Trung Quốc vẫn duy trì vị trí thứ 2 với 159.198 tấn, tương đương 83,63 triệu USD, tiếp đến là các thị trường các nước Ghana, Bờ Biển Ngà, Malaysia.

Triển vọng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc

Gạo không được sử dụng rộng rãi trong thức ăn chăn nuôi, nhưng một số nhà máy thức ăn chăn nuôi ở Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng gạo trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi, nhất là khi giá ngô tăng cao đã thu hẹp khoảng cách giữa giá ngô và giá gạo.

Trung Quốc đã bán đấu giá gạo từ các kho dự trữ nhà nước với giá thấp để sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Trong tháng 2/2021, tiêu thụ gạo ở Trung Quốc tăng 1,5 triệu tấn, với phần lớn nhu cầu bổ sung vảo sản xuất thức ăn chăn nuôi. Để đảm bảo sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, gạo phải được nghiền bởi một doanh nghiệp nhà nước và trộn 85% gạo với 15% lúa mì. Thức ăn làm từ gạo có thể được sử dụng cho gia cầm, do tỷ suất lợi nhuận trong lĩnh vực chăn nuôi này đang giảm xuống.

Nhu cầu đối với gạo giá rẻ ở Trung Quốc đã thúc đẩy nhập khẩu cao hơn trong những tháng gần đây, đặc biệt là từ Myanmar và Pakistan. Ngoài ra, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã bắt đầu nhập khẩu gạo tấm từ Ấn Độ, được cho là để sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

Việc mở rộng sử dụng lúa mì và gạo làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ở Trung Quốc được cho là một giải pháp ngắn hạn. Khi lượng dự trữ cũ bị giảm, việc sử dụng hai loại ngũ cốc này làm thức ăn chăn nuôi ở Trung Quốc có thể sẽ giảm đi.

Theo thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, Việt Nam là thị trường lớn thứ 4 cung cấp mặt hàng gạo (HS 1006) cho Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2021, với trị giá đạt 59,25 triệu USD, tăng 206,21% so với 2 tháng đầu năm 2020, chiếm thị phần 13,86% trong tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng gạo của Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc cũng tăng mạnh nhập khẩu gạo từ thị trường Pakistan, Myanmar, Thái Lan, đây là 3 thị trường lớn nhất cung cấp gạo cho nước này.

Đáng chú ý, trong 2 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu gạo của Trung Quốc từ thị trường Ấn Độ tăng rất mạnh, tăng gấp 65 lần so với cùng kỳ năm 2020, tuy nhiên nhập khẩu gạo của Trung Quốc từ thị trường này chỉ chiếm tỷ trọng 4,68% trong tổng nhập khẩu gạo của Trung Quốc.

Bảng: Một số thị trường cung cấp gạo cho Trung Quốc (HS 1006)

Mã TT

Thị trường

2 tháng đầu năm 2021 (nghìn USD)

so với 2 tháng đầu năm 2020 (%)

Thị phần (%)

2 tháng đầu năm 2021

2 tháng đầu năm 2020

127

Pakistan

127.613

339,75

29,86

18,86

106

Myanmar

95.100

220,43

22,25

19,29

136

Thái Lan

76.092

83,03

17,80

27,02

141

Việt Nam

59.250

206,31

13,86

12,57

107

Campuchia

38.905

39,22

9,10

18,16

111

Ấn Độ

20.014

65.646,11

4,68

0,02

143

Đài Loan

7.532

105,62

1,76

2,38

119

Lào

2.366

10,69

0,55

1,39

116

Nhật Bản

529

18,91

0,12

0,29

344

Nga

24

-23,20

0,01

0,02

502

Mỹ

0,46

 

0,000

0,00

129

Philippines

0,06

-97,60

0,000

0,00

133

Hàn Quốc

0,06

 

0,000

0,00

304

Đức

0,02

 

0,000

0,00

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc

 

 

VCEA