Năng lượng mặt trời

Pin năng lượng mặt trời "quang hợp" tạo ra nhiên liệu cháy

Thứ ba, 23/8/2016 | 10:00 GMT+7
Những tấm pin năng lượng mặt trời mới sẽ sử dụng ánh sáng mặt trời để chuyển đổi carbon dioxide thành nhiên liệu hydrocarbon.

Một nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Chicago tại Illinois đã phát triển pin năng lượng mặt trời với nguyên lý hoạt động tương tự một chiếc lá trong suốt quá trình quang hợp. Nó sẽ tạo ra một hỗn hợp, bao gồm hydro và carbon monoxide, hay còn được gọi là khí đốt tổng hợp. Hỗn hợp này có thể được đốt cháy trực tiếp hoặc chuyển đổi thành dầu diesel và các nhiên liệu khác.

Khả năng chuyển hóa khí cacbonic thành nhiên liệu với chi phí tương đương một galông xăng sẽ khiến cho các loại nhiên liệu hóa thạch trở nên lỗi thời.

Tác giả đứng đầu nhóm nghiên cứu - Amin Salehi Khojin cho biết: "Loại pin năng lượng mặt trời mới không phải là pin quang điện - đó là quang hợp". Ông còn nói thêm:  "Thay vì sản xuất năng lượng theo con đường một chiều không bền vững từ nhiên liệu hóa thạch đến khí nhà kính, bây giờ chúng ta có thể đảo ngược quá trình tái chế và tận dụng lượng carbon trong khí quyển thành nguồn nhiên liệu sử dụng ánh sáng mặt trời."

Đây được gọi là loại phản ứng “cắt giảm” và đòi hỏi những chất xúc tác kim loại đắt tiền. Bởi vậy, nhóm nghiên cứu đã quyết định sử dụng "Nanoflake vonfram diselenide" làm chất xúc tác vì nó gây ra xúc tác nhanh hơn so với các chất xúc tác truyền thống 1000 lần và rẻ hơn khoảng 20 lần.

Nhóm nghiên cứu cũng dự đoán công nghệ này sẽ được áp dụng tại cả hai trang trại năng lượng quy mô lớn, đồng thời có mặt trong những ứng dụng với quy mô nhỏ.

Lê Trà My (Theo Energy Live News)