Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn voi tại Việt Nam nhằm mục tiêu thực hiện các giải pháp toàn diện để bảo tồn, phục hồi quần thể voi hoang dã, bao gồm việc tăng cường hiểu biết về loài voi, giảm thiểu các mối đe dọa, phục hồi quần thể voi tại những khu vực phù hợp và hoàn thiện khung pháp lý liên quan. Bảo đảm và cải thiện môi trường sống cho voi hoang dã thông qua việc duy trì, nâng cao chất lượng các vùng sinh cảnh, ngăn chặn xâm hại đến đàn voi…
Đối với voi nuôi nhốt, cần tăng cường sức khỏe thể chất, tinh thần và phát triển sinh cảnh phù hợp cho voi. Tăng cường năng lực cho trung tâm/chú voi/nải voi về cách chăm sóc voi nuôi nhốt, thực hiện cứu hộ khi cần thiết. Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cứu hộ, chăm sóc sức khỏe, sinh sản cho voi nuôi nhốt…

Voi hoang dã tại Nghệ An
Kế hoạch quốc gia cũng nêu rõ một số nhiệm vụ cụ thể như nâng cao hiểu biết về voi hoang dã, từ đặc điểm hình thái, cấu trúc đàn, hành vi, sức khỏe từng cá thể, xu hướng di chuyển thông qua việc giám sát voi bằng bẫy ảnh hoặc phân tích DNA từ mẫu phân. Triển khai một số giải pháp ngăn chặn mối đe dọa đến sự suy giảm voi hoang dã.
Duy trì và phát triển quần thể voi bằng việc xác định, thực hiện các biện pháp để duy trì sự tồn tại của các đàn voi hiện có nếu có thể áp dụng biện pháp bảo tồn, phát triển quần thể, cá thể. Thực hiện cải thiện môi trường sống của voi bằng việc ngăn chặn hành động xâm hại, phá hoại vùng sinh cảnh của voi. Bên cạnh đó, giảm thiểu xung đột giữa voi với người, hướng tới mục tiêu chung sống hài hòa.
UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các Sở, ngành, địa phương có liên quan xây dựng cơ chế tài chính bền vững để huy động các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài nước đầu tư, chuyển giao công nghệ phục vụ công tác bảo tồn, phát triển bền vững voi ở Việt Nam, thúc đẩy sự tham gia tích cực của các bên, đặc biệt là nhóm cộng đồng địa phương. Thực hiện lồng ghép các nội dung liên quan đến bảo tồn voi vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế ⁃ xã hội theo định hướng phát triển bền vững. Tổ chức tổng kết công tác nghiên cứu khoa học, thực nghiệm, làm cơ sở xây dựng các giải pháp bảo tồn phù hợp với nguồn lực, điều kiện thực tiễn ở địa phương…