Kinh tế xanh

Cô gái biến côn trùng thành kho báu

Chủ nhật, 5/12/2021 | 23:20 GMT+7
Cô gái mang tên Chua Kai-Ning, người Singapore đã dành phần lớn thời gian trong ngày để đảm bảo vật nuôi của mình được ăn uống đầy đủ và mau lớn. Điều đặc biệt là động vật mà cô nuôi chính là ruổi lính đen.

Chua, cô gái đang trên đường thực hiện ý tưởng côn trùng có thể nuôi cả thế giới

Ý thức rõ về vấn đề khủng hoảng lãng phí thực phẩm, cô và cộng sự của mình đã Phua Jun Wei, thành lập công ty khởi nghiệp Insectta vào năm 2017 nhằm tái tạo rác thải hữu cơ thành tài nguyên.

Chua cho biết: “Khái niệm đằng sau Insectta là không có gì lãng phí". "Chất thải có thể được tái tạo thành tài nguyên nếu chúng ta thay đổi cách nghĩ về phương pháp sản xuất và cách chúng ta xử lý chất thải."
Năm 2020, Singapore tạo ra 665.000 tấn rác thực phẩm, trong đó chỉ 19% được tái chế.
Chua cho biết công ty cung cấp thức ăn cho giun ruồi lính đen lên đến tám tấn thức ăn thừa mỗi tháng, bao gồm các phụ phẩm nhận được từ các nhà máy sản xuất đậu tương và nhà máy bia, chẳng hạn như okara và ngũ cốc đã qua sử dụng.

Sau đó, côn trùng có thể làm khô giun thành thức ăn gia súc và biến phân côn trùng thành phân bón nông nghiệp.
Trong khi có nhiều công ty sử dụng côn trùng để quản lý chất thải, bao gồm Goterra, Better Origin và AgriProtein, Insectta chiết xuất nhiều hơn các sản phẩm nông nghiệp từ ruồi lính đen. Với sự tài trợ từ Quỹ Trendlines Agrifood và các khoản tài trợ của chính phủ, Insectta đang thu được các vật liệu sinh học có giá trị cao từ các sản phẩm phụ của những ấu trùng này.
"Trong quá trình R&D, chúng tôi nhận ra rằng nhiều vật liệu sinh học quý giá đã có giá trị thị trường có thể được chiết xuất từ những con ruồi này", Chua chia sẻ. Công ty khởi nghiệp hy vọng vật liệu sinh học của mình có thể cách mạng hóa ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ côn trùng đang phát triển và thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về chất thải.

Trang Nguyễn