Indonesia chấm dứt hiệp ước phá rừng với Na Uy, với lý do không thanh toán

Thứ bảy, 11/9/2021 | 16:57 GMT+7
Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết đã kết thúc thỏa thuận với Na Uy về hợp tác nhằm giảm lượng khí thải carbon do phá rừng, do Na Uy thiếu tiền chi trả.


Trong tuyên bố vào cuối ngày hôm qua, 10/9, Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết họ quyết định chấm dứt thỏa thuận do "thiếu tiến độ cụ thể về việc thực hiện nghĩa vụ của chính phủ Na Uy". Sau khi quốc gia Đông Nam Á này đáp ứng cam kết cắt giảm khí nhà kính, phát thải tương đương 11,2 triệu tấn khí thải carbon-dioxide trong giai đoạn 2016-2017.

“Quyết định chấm dứt thỏa thuận sẽ không ảnh hưởng đến cam kết của Chính phủ Indonesia về giảm phát thải khí nhà kính”.

Tổ chức Sáng kiến ​​Rừng và Khí hậu Quốc tế của Na Uy cho biết, các cuộc thảo luận về các khoản thanh toán của Oslo là "mang tính xây dựng và đang tiến triển tốt, trong khuôn khổ do giới hạn quy định của hai nước chúng ta đặt ra."

Tổ chức cho biết trong một tuyên bố rằng họ có kế hoạch tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực của Indonesia trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Kiểm soát chặt phá rừng là một phần trong các cam kết của Indonesia trong hiệp định Paris toàn cầu về chống biến đổi khí hậu. Nó đặt mục tiêu hạn chế nạn phá rừng ở mức từ 325.000 đến 450.000 ha (800.000-1,1 triệu mẫu Anh) mỗi năm, mức mà nó tin rằng vẫn sẽ cho phép phát triển kinh tế.

Indonesia theo thỏa thuận Paris đã cam kết giảm 41% lượng khí thải carbon vào năm 2030 với sự hỗ trợ quốc tế. Các quan chức chính phủ cho biết nước này đặt mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060.

Trước đó, năm 2020, Na Uy đã công bố khoản đóng góp 56 triệu USD cho Indonesia, dựa trên kết quả năm 2016 - 2017 về việc kiềm chế nạn phá rừng trong khuôn khổ chương trình bảo tồn rừng do Liên hợp quốc hậu thuẫn được gọi là REDD +.

Mộc Mộc (Lược dịch)