Dự thảo Chỉ thị về một số giải pháp cấp bách xử lý chất thải rắn nêu rõ định hướng, đối với các thành phố lớn, đô thị lớn có lượng rác sinh hoạt phát sinh khổng lồ như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ… nên được khuyến khích công nghệ xử lý là các công nghệ tiên tiến, hiện đại (đốt phát hiện, thu hồi năng lượng).
(Ảnh minh họa)
Ông Hoàng Văn Thức – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, Thủ tướng đang giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu để xây dựng và phối hợp với các địa phương trình một Chỉ thị về một số giải pháp cấp bách xử lý chất thải rắn; trong đó tập trung vào xử lý rác thải sinh hoạt. Dự thảo Chỉ thị nêu rõ định hướng, đối với các thành phố lớn, đô thị lớn có lượng rác sinh hoạt phát sinh khổng lồ như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ… nên được khuyến khích công nghệ xử lý là các công nghệ tiên tiến, hiện đại (đốt phát hiện, thu hồi năng lượng).
“Xử lý rác thải đòi hỏi chúng ta giải quyết được bài toán quy hoạch, công nghệ và nguồn lực. Công nghệ sẽ liên quan đến tổ chức, phân loại, thu gom từ nguồn; công nghệ nào thì có chu trình đi theo như thế”, ông Thứ nói và đặt câu hỏi: Trước đây, chúng ta cũng đã có phân loại, thu gom rồi mà không thành công, vì sao?
Theo số liệu của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), mỗi năm, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt ở nước ta là 25 triệu tấn. Trong đó, chỉ có 30% được xử lý đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ, hơn 70% chôn lấp trực tiếp. Hà Nội mỗi ngày phát sinh 6.000 tấn rác, tỷ lệ chôn lấp tới 90%, còn ở TP HCM là xấp xỉ 70%. Trong khi đó, việc xử lý rác thải sinh hoạt, nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội, là vấn đề rất nóng.
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, qua đợt tổng rà soát, kiểm tra các bãi rác, khu xử lý rác thải trên cả nước năm 2019, toàn quốc hiện nay vẫn còn 71% rác thải xử lý theo hình thức chôn lấp (hợp vệ sinh và không hợp vệ sinh); tỷ lệ các công nghệ khác là rất thấp (đốt 13%, còn lại là một số giải pháp khác).
Hải Đăng