Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và khoáng sản

Thứ ba, 23/4/2024 | 10:04 GMT+7
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 22/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và khoáng sản.
<p style="text-align:justify">Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản được xây dựng gồm 117 điều và được bố cục thành 12 chương, tăng 1 chương và 31 điều (so với Luật Khoáng sản năm 2010). Dự thảo Luật có các quy định mới như quy định về điều tra cơ bản địa chất; phân nhóm khoáng sản; tăng cường phân công, phân cấp cho chính quyền địa phương; bổ sung và làm rõ các hoạt động thu hồi khoáng sản, đăng ký khai thác khoáng sản nhóm IV không phải cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản; bổ sung các trường hợp đặc thù cho phép khai thác khoáng sản không phải có Quy hoạch khoáng sản (khai thác khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; thu hồi khoáng sản; khai thác tận thu khoáng sản); công nhận kết quả thăm dò khoáng sản thay vì phê duyệt trữ lượng; sử dụng vốn ngân sách từ nguồn sự nghiệp kinh tế để tổ chức thực hiện thăm dò khoáng sản chiến lược, quan trọng...</p> <p style="text-align:justify">Dự thảo Luật quy định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định trên cơ sở trữ lượng khoáng sản được quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản hoặc khối lượng khoáng sản được phép khai thác, thu hồi; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được thu theo năm và quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế; tăng cường quản lý cát, sỏi lòng sông, lòng hồ, khu vực biển; cho phép tổ chức, cá nhân thế chấp, góp vốn quyền khai thác khoáng sản; ưu tiên tổ chức, cá nhân đang khai thác hợp pháp được thăm dò xuống sâu, mở rộng để đánh giá đầy đủ, khống chế hết thân khoáng sản đối với loại khoáng sản được cấp phép mà không phải đấu giá quyền khai thác khoáng sản.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="" src="/userfile/User/dohuong/images/2024/4/23/khoang-san-20240423100555427.jpg" style="width:80%" /></p> <p style="text-align: center;"><em>Dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản có các quy định mới như quy định về điều tra cơ bản địa chất; phân nhóm khoáng sản; tăng cường phân công, phân cấp cho chính quyền địa phương...</em></p> <p style="text-align:justify">Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tập trung thảo luận về: sự phù hợp của dự thảo Luật với chủ trương của Đảng, tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, tính tương thích với các cam kết, điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên; phạm vi, đối tượng điều chỉnh, các nội dung sửa đổi; sự phù hợp, tương thích của Luật với các luật có liên quan, tính khả thi của các quy định; về hình thức, nội dung văn bản, hồ sơ dự án Luật.</p> <p style="text-align:justify">Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về các nội dung cụ thể của dự thảo Luật như các quy định chung về chiến lược, quy hoạch địa chất khoáng sản; trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản; điều tra cơ bản; khu vực khoáng sản, hoạt động khoáng sản, thu hồi khoáng sản, chế biến khoáng sản; Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản, bảo vệ môi trường; tài chính về địa chất và khoáng sản; đấu giá quyền khai thác khoáng sản; cấp quyền khai thác khoáng sản…</p> <p style="text-align:justify">Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến tại phiên họp, ý kiến thẩm tra để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án Luật đảm bảo chất lượng để trình Quốc hội. Trong đó, lưu ý tiếp tục rà soát để thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng, đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; hoàn thiện các quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, thăm dò khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, chống tiêu cực, tăng cường nguồn thu cho ngân sách nhà nước.</p> <p style="text-align:justify">Ông Nguyễn Đức Hải đề nghị rà soát phạm vi dự án Luật để đáp ứng quan điểm, mục tiêu, yêu cầu sửa đổi Luật; bổ sung đầy đủ hồ sơ dự án Luật, đánh giá tác động đầy đủ đối với các chính sách mới, hoàn thiện báo cáo tổng kết thi hành. Bổ sung các nội dung mà cơ quan thẩm tra đề nghị giải trình, làm rõ, nghiên cứu tiếp thu như quy hoạch khoáng sản, nội dung và trách nhiệm của Nhà nước trong điều tra cơ bản địa chất, bổ sung tiêu chí điều kiện lựa chọn tư vấn, cơ quan phê duyệt kết quả khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, về giấy phép thăm dò khoáng sản, nguyên tắc, điều kiện cấp giấy phép. Lưu ý các quy định về bảo vệ môi trường, quản lý cát, sỏi lòng sông, lòng hồ, khu vực biển, cụ thể các trường hợp không đấu giá quyền khai thác khoáng sản…</p> <p style="text-align:justify">Bên cạnh đó, rà soát các quy định về phân loại khoáng sản; tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy định về bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác, trách nhiệm của địa phương, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân nơi có tài nguyên địa chất chưa khai thác.</p> <p style="text-align:justify">Đồng thời, tiếp tục rà soát xử lý mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; cụ thể hóa tối đa trong Luật những nội dung đã được kiểm nghiệm và áp dụng ổn định trong thực tiễn; giảm thiểu việc giao Chính phủ, các Bộ quy định. Rà soát kỹ các quy định về áp dụng luật, điều khoản chuyển tiếp để bảo đảm khả thi, tuân thủ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.</p> Hải Long (t/h)