Môi trường (old)

Dưới lòng đại dương đang diễn ra biến đổi khí hậu

Thứ sáu, 4/3/2016 | 14:37 GMT+7
Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng lâu dài đến các sinh vật biển. Đây là vấn đề rất quan trọng được nghiên cứu trong 6 năm (2010- 2016) của tiến sĩ A. Barton.

Andrew Barton là nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton, làm việc tại Phòng Thí nghiệm Động lực học chất lỏng địa vật lý của Đoàn Ủy nhiệm Quản trị Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ, cho rằng: “Thực vật phù du là loài vô cùng đa dạng về chủng loại, chúng có vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn biển và chu trình sinh hóa toàn cầu” .

Ông đã phát biểu trên kênh BBC rằng: “Nghiên cứu về thực vật phù du nhằm tìm ra cách giúp cho tất cả các loài sinh vật biển có thể thích ứng được với biến đổi khí hậu trong thế kỉ tới”. 

Bọt được tìm thấy trên bãi biển thường được biết đến với tên gọi bọt tảo, là phần còn lại của một lượng lớn thực vật phù du. 

Nhóm của tiến sĩ Barton đã nghiên cứu 87 loài thực vật phù du khác nhau được tìm thấy ở Bắc Đại Tây Dương. Các kết quả của quá trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng biến đổi khí hậu không chỉ đơn thuần làm nhiệt độ biến động mà quan trọng hơn đó là sự ảnh hưởng đến sinh vật phù du, các dòng hải lưu, những điều kiện tự nhiên dưới biển như chất dinh dưỡng và ánh sáng, những thứ có tác động đến hệ sinh thái. Chính vì vậy, sự biến mất và thay đổi chỗ ở của loài thực vật phù du là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. 

Vào năm 2010, các nhà nghiên cứu Canada đã đăng trên tạp chí Nature cho thấy rằng số lượng thực vật phù du trên toàn cầu đã giảm đến 40% trong 50 năm trở lại đây. 

Để đối phó với tình trạng này, nhà sinh vật học biển Richard Kirby đã thiết lập dự án có tên là đĩa Secchi, một nghiên cứu khoa học cho phép thuyền viên nộp bản thu âm của họ về thực vật phù du ở các đại dương để tạo điều kiện cho các nhà khoa học tiện theo dõi tình trạng phát triển của chúng và đồng thời cũng nhằm tăng lượng dữ liệu về loài thực vật này. 

Bình luận về những phát hiện trên, tiến sĩ Kirby - người không tham gia vào dự án, phát biểu trên kênh BBC rằng: “Nghiên cứu này bổ sung thêm bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến sự đa dạng về giống loài, việc phân bố và thời gian phát triển của thực vật phù du trên thế giới”. 

Thực vật phù du là một hệ thống hỗ trợ sự sống, bất kì thay đổi nào tại nơi ở của chúng sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sự phân bố và đa dạng của các sinh vật khác ở biển mà chúng phụ thuộc vào, mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái của toàn bộ hành tinh và những hậu quả đối với tất cả chúng ta.

Tiến sĩ Barton nói rằng nhóm nghiên cứu của ông đã dựa trên những thông tin thu thập được qua các kết quả khảo sát thường xuyên về thực vật phù du do ngài Alister phụ trách, người sáng lập ra Viện Khoa học Đại dương có trụ sở tại Plymouth, Anh. 

Ông nói rằng: “Nếu không có chương trình giám sát liên tục thì sẽ không thể nghiên cứu lĩnh vực khoa học này. Nó vô cùng quan trọng và là nguồn hỗ trợ rất lớn đối với cộng đồng khoa học.”

Nói chung, toàn bộ môi trường sống dưới biển đã và đang bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Hậu quả l à do biến đổi khí hậu gây ra được dự báo sẽ nặng nề hơn so với các báo cáo trước đây. 

Mai Thanh Hằng