Kể từ lần đầu tiên được nhắc tới tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường và phát triển năm 1987, các khái niệm đô thị học mới (New Urbanism), tăng trưởng thông minh (Smart Growth)… đã được xác định như những định nghĩa mới trong phát triển đô thị. Theo đó, vấn đề đô thị xanh được xem là trọng tâm và là mục tiêu phát triển trong quy hoạch của nhiều thành phố trên thế giới nhằm cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống, thích ứng với biến đổi khí hậu trong giai đoạn mới.
Đến nay, các chuyên gia về quy hoạch và phát triển đô thị đã đi đến thống nhất rằng, tương lai của đô thị là quy hoạch và phát triển theo hướng sinh thái thông minh bền vững (Sustainable Smart Eco City), mang lại cho con người một không gian sống gần gũi với tự nhiên, nhưng vẫn tận hưởng được những tiện ích đẳng cấp nhờ ứng dụng khoa học công nghệ.
Khái niệm đô thị sinh thái đang ngày càng phổ biến trong giới bất động sản những năm gần đây
Theo Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA), trong năm 2020 những sản phẩm bất động sản trong các khu đô thị thông minh có sức thanh khoản cao gấp 2 lần so với các dự án thông thường. Không những vậy, những dự án có quy hoạch bài bản, đảm bảo hiện thực hoá được những bản vẽ đẹp thành những khu đô thị có sức sống luôn có sức cạnh tranh cao và có giá bán cao vượt trội.
Hết năm 2020, cả nước có 862 đô thị. Theo nhận định 6 tháng đầu năm 2021, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch nhiều khu đô thị mới, đặc biệt là mô hình đô thị sinh thái với thiết kế tổ hợp, dịch vụ, thương mại, giải trí. Đặc biệt trong quy hoạch xây dựng khu đô thị, các dự án đã dành một diện tích đáng kể để xây dựng công viên cây xanh và thiết kế mô hình sinh thái tạo không gian tổng hợp gần gũi với thiên nhiên, thân thiện với môi trường.
Các chuyên gia đô thị nhận định, quỹ đất tại các thành phố ngày càng khan hiếm, trong khi để xây dựng nên một đô thị sinh thái thông minh phải có một không gian đủ lớn. Do đó, các địa phương vùng lân cận với quỹ đất sạch, rộng lớn cùng lợi thế liên kết giao thông thuận lợi là một trong những yếu tố giúp thị trường bất động sản tại đây phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Điều này cũng sẽ tạo động lực tự nhiên góp phần giãn dân cho các thành phố, điều hoà mật độ dân số trong và ngoài khu vực.
Nhu cầu đời sống tăng cao, không ít người chấp nhận một khoản chi lớn để cải thiện môi trường sống của mình. Tuy nhiên các dự án phải đảm bảo đồng thời hai yếu tố là một không gian sống sinh thái cùng với những tiện ích đầy đủ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại.
Yếu tố sinh thái không chỉ thể hiện qua lợi thế sông nước tự nhiên sẵn có mà còn được phát huy tối ưu qua loạt tiện ích xanh phân bố đều khắp từng phân khu của dự án như công viên, đường dạo ven sông, thảm cỏ yoga, khu picnic.
Mô hình đô thị sinh thái không chỉ đáp ứng không gian thân thiện với môi trường mà còn thiết kế các tiện ích hiện đại thông minh
Trong đó khu vực công viên chủ đề được quy hoạch bài bản theo nhiều phong cách và công năng khác nhau như công viên cổ thụ, công viên xuyên tâm theo phong cách hiện đại phục vụ các hoạt động vui chơi giải trí, tập luyện ngoài trời có không gian trong lành gần gũi thiên nhiên, đồng thời hỗ trợ cư dân trong việc tập luyện thể thao nâng cao sức khỏe.
Bên cạnh đó là danh mục các tiện ích đẳng cấp thỏa mãn trải nghiệm sống thượng lưu của cư dân như tổ hợp thể thao trải trí đa năng hiện đại, khu vui chơi trẻ em, trung tâm thương mại …
Đô thị hóa tại Việt Nam đang diễn ra ngày một mạnh mẽ hơn. Do đó việc xây dựng đô thị sinh thái thông minh ngày càng trở nên cấp thiết, là xu hướng tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Đây cũng chính là xu hướng phát triển của các đô thị hiện đại trên thế giới để đáp ứng nhu cầu của người dân và nhà đầu tư.