Năng lượng tái tạo

Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) dùng lò đốt rác thành điện năng

Thứ bảy, 6/11/2021 | 07:42 GMT+7
UAE đang xây dựng các nhà máy đốt rác phát điện đầu tiên tại vùng Vịnh để giảm bớt vấn nạn rác thải lâu năm, cùng lúc đó là giảm sự phụ thuộc vào các trạm phát điện chạy bằng xăng, dầu.

Theo các chuyên gia, việc đốt rác sẽ giảm bớt lượng ô nhiễm môi trường và hoàn toàn có thể tận dụng tạo ra năng lượng mới

Trước tình trạng ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối trên toàn cầu, UAE đã tận dụng việc đốt rác thải để tạo ra điện năng.

Ông Vahk chia sẻ: "Điều có lợi nhất cho khí hậu và môi trường sẽ tái chế và làm phân trộn”. Zero Waste Europe đã kêu gọi ngừng hoạt động các lò đốt chất thải mới và loại bỏ dần các lò đốt cũ vào năm 2040, đồng thời đưa ra cảnh báo rằng điện mà họ sản xuất giải phóng nhiều khí nhà kính ngang ngửa với nhiên liệu hóa thạch.

Theo ông, các nhà máy đốt rác sẽ hoạt động hiệu quả hơn tại những quốc gia Tây Bắc châu Âu khí hậu lạnh, để tận dụng luôn lượng nhiệt sản sinh ra, chứ không phải ở vùng sa mạc nóng bức. Chi phí xây dựng các cơ sở này cũng rất lớn và chúng đòi hỏi nguồn đầu vào liên tục để duy trì vận hành. 
Ông Rami Shaar, nhà đồng sáng lập công ty khởi nghiệp thu thập quần áo cũ và tái chế Washmen, cho rằng phương án đốt rác lấy điện không phải nguồn năng lượng xăng cần thiết.

Các nhóm hoạt động môi trường không ủng hộ hoàn toàn biện pháp này. Họ cho rằng việc tái chế, làm phân hữu cơ và thay đổi thói quen trong bối cảnh tỷ lệ tiêu thụ lãng phí quá lớn sẽ tốt hơn cho môi trường, đồng thời cảnh báo nguy cơ ô nhiễm từ các lò đốt sử dụng nhiều khí nhà kính.

Tuy nhiên, kỹ sư cấp cao Nouf Wazir tại công ty quản lý rác thải Bee’ah, lập luận việc đốt rác phát điện chính là cách tận dụng những thứ không thể tái chế được nữa. “Không phải mọi người đều hiểu rằng rác cũng có giá trị”, nữ kỹ sư nói. Cơ sở đốt rác ở thành phố Sharjah dự kiến đi vào hoạt động trong năm nay, với công suất đốt trên 300.000 tấn rác mỗi năm để cấp điện cho 28.000 hộ gia đình. 

Tại Dubai, một nhà máy khác cũng đang được phát triển với chi phí 1,1 tỷ USD, theo tiết lộ của Hitachi Zosen Inova – một trong những công ty tham gia dự án trên. Khi được hoàn thành năm 2024, nhà máy ở Dubai sẽ là một trong những cơ sở lớn nhất thế giới, có khả năng tiêu hủy 1,9 triệu tấn rác mỗi năm, tương đương 45% lực lượng rác hộ gia đình hiện nay tại thủ đô Dubai. 

Mộc Mộc (Lược dịch)