Năng lượng tái tạo

Bản tin năng lượng số 10/2024

Thứ hai, 25/3/2024 | 08:00 GMT+7
Theo Chủ tịch Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham), một trong các nhu cầu chính của tất cả doanh nghiệp hay bất kỳ nhà đầu tư trong tương lai là sự ổn định của nguồn cung cấp năng lượng và khả năng tiếp cận năng lượng tái tạo ngay lập tức.
<p style="text-align:justify"><strong>Doanh nghiệp khuyến nghị sớm hoàn thành cơ chế mua bán điện trực tiếp</strong></p> <p style="text-align:justify">Tại Hội nghị Thủ tướng gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên về thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh (VBF) diễn ra tại Hà Nội mới đây, đại diện cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đề xuất nhiều kiến nghị với Chính phủ.</p> <p style="text-align:justify">Ông Joseph Uddo, Chủ tịch Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham) cho biết, một trong các nhu cầu chính của tất cả doanh nghiệp hay bất kỳ nhà đầu tư trong tương lai là sự ổn định của nguồn cung cấp năng lượng và khả năng tiếp cận năng lượng tái tạo ngay lập tức.</p> <p style="text-align:center"><img alt="" src="/userfile/User/dohuong/images/2024/3/22/ban-tin-1-20240324182926444.jpg" style="width:80%" /></p> <p style="text-align:center"><em>Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên với chủ đề "Doanh nghiệp FDI tiên phong thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh". (Ảnh: VGP)</em></p> <p style="text-align:justify">Amcham khuyến khích tiếp tục đối thoại giữa Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cùng các bên liên quan trong khu vực tư nhân để có thể đưa ra các giải pháp khả thi ngắn hạn và dài hạn để Việt Nam đáp ứng nhu cầu an ninh năng lượng, bao gồm thúc đẩy phê duyệt các dự án khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) quy mô lớn nhằm hỗ trợ an ninh năng lượng.</p> <p style="text-align:justify">Amcham cũng cho rằng, cơ sở hạ tầng năng lượng không thể được thiết lập trong một sớm một chiều và việc lập kế hoạch cho sự tăng trưởng bền vững của Việt Nam cần phải được thực hiện ngay từ bây giờ. Hiệp hội khuyến nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh các thỏa thuận mua bán điện (PPA) theo tiêu chuẩn quốc tế.</p> <p style="text-align:justify">Các nhà đầu tư hiện tại cần các quy định hợp lý hơn để có thể cung cấp năng lượng tái tạo. Những vấn đề then chốt bao gồm việc triển khai Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, xây dựng nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà, tiếp cận năng lượng tái tạo trong các khu công nghiệp và hướng dẫn cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA).</p> <p style="text-align:justify">Ông Denzel Eades, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Anh quốc tại Việt Nam (Britcham) khuyến nghị triển khai nhanh chóng Quy hoạch điện VIII, đặc biệt liên quan đến phát triển LNG, năng lượng mặt trời và gió cùng với việc xây dựng các quy định pháp lý cho phép việc thực hiện, ví dụ như các quy định liên quan đến DPPA.</p> <p style="text-align:justify">Để hỗ trợ thêm cho sáng kiến này, chúng tôi khuyến nghị triển khai phối hợp Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) phù hợp với Quy hoạch điện VIII và đảm bảo tính sẵn sàng của các dự án thí điểm cụ thể, đặc biệt là về năng lượng gió ngoài khơi, ông Denzel Eades cho biết.</p> <p style="text-align:justify"><strong>Việt Nam và Singapore tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng</strong></p> <p style="text-align:justify">Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), mới đây, tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Công Thương Singapore Tan See Leng.</p> <p style="text-align:center"><img alt="" src="/userfile/User/dohuong/images/2024/3/22/ban-tin-2-20240324182926225.jpg" style="width:80%" /></p> <p style="text-align:center"><em>Quang cảnh buổi hội đàm</em></p> <p style="text-align:justify">Tại hội đàm, lĩnh vực năng lượng là nội dung được hai Bộ trưởng dành phần lớn thời gian của hội đàm để trao đổi, thảo luận. Theo đó, hai Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc hợp tác trong lĩnh vực năng lượng. Hai Bộ trưởng đánh giá cao nỗ lực của các công ty, tập đoàn hai bên trong việc thúc đẩy các dự án hợp tác năng lượng, đặc biệt là năng lượng sạch, phù hợp với xu thế chung của thế giới hiện nay; nhấn mạnh các lợi ích mang lại cho mỗi quốc gia nếu hai bên cùng thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này.</p> <p style="text-align:justify">Nhận định có rất nhiều tiềm năng và các cơ hội hợp tác hiện hữu cần được khai thác, Bộ trưởng Công Thương Singapore đã đưa ra các đề xuất cùng hợp tác nghiên cứu, triển khai với Việt Nam. Hai bên sẽ xem xét khả năng kêu gọi sự tham gia của các đối tác khác để thúc đẩy hợp tác năng lượng, trong đó đặc biệt quan tâm tới các nguồn năng lượng gió, năng lượng sạch.</p> <p style="text-align:justify">Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên mong muốn Singapore có thể chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ tư vấn trong việc xây dựng các cơ chế chính sách liên quan, làm cơ sở cho việc thúc đẩy các hợp tác về năng lượng nói chung, năng lượng sạch nói riêng với Singapore và các nước khác. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị nhóm công tác của hai Bộ làm việc, trao đổi ở cấp kỹ thuật để cụ thể hóa định hướng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng phù hợp với tiềm năng của hai nước.</p> <p style="text-align:justify">Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng đề nghị Singapore và Việt Nam thúc đẩy hợp tác giữa các viện, các trường để phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực năng lượng; đề nghị Singapore hỗ trợ các đơn vị của Bộ Công Thương xây dựng chiến lược phát triển các ngành công nghiệp, năng lượng, thương mại, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.</p> <p style="text-align:justify">Bộ trưởng Bộ Công Thương Singapore Tan See Leng cho biết sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng tiếp tục phối hợp chặt chẽ với phía Bộ Công Thương Việt Nam.</p> <p style="text-align:justify"><strong>EVNGENCO3 làm việc với Tập đoàn Wartsila về dự án nhà máy điện linh hoạt</strong></p> <p style="text-align:justify">Tổng công ty Phát điện 3 – CTCP (EVNGENCO3) và Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình mới đây đã làm việc với Tập đoàn Wartsila (Phần Lan) về đề xuất triển khai dự án nhà máy điện linh hoạt tại tỉnh Ninh Bình.</p> <p style="text-align:center"><img alt="" src="/userfile/User/dohuong/images/2024/3/22/ban-tin-3-20240324182926022.jpg" style="width:80%" /></p> <p style="text-align:center"><em>Quang cảnh buổi làm việc</em></p> <p style="text-align:justify">Các bên cùng trao đổi về đề xuất phát triển dự án nhà máy điện linh hoạt tại tỉnh Ninh Bình. Dự án này thay thế Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình hiện hữu, sau khi đi vào hoạt động sẽ góp phần đảm bảo cung cấp điện cho khu vực miền Bắc, duy trì việc làm, công việc cho người lao động tại Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình.</p> <p style="text-align:justify">Tập đoàn Wartsila cũng nêu đề xuất triển khai dự án nhà máy điện linh hoạt tại tỉnh Ninh Bình trong các buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và với lãnh đạo Bộ Công Thương trong thời gian qua.</p> <p style="text-align:justify">Wartsila (Phần Lan) là tập đoàn hàng đầu thế giới chuyên cung cấp các giải pháp giảm phát thải carbon cho lĩnh vực năng lượng. Wartsila đã xây dựng hơn 5.000 nhà máy điện với 12.000 tổ máy linh hoạt động cơ đốt trong (Internal Combustion Engine - ICE) có tổng công suất 76.000MW tại 180 nước trên thế giới. Các nhà máy điện linh ICE được thiết kế theo module và có thể được cung cấp, xây dựng trong thời gian rất nhanh để cung cấp điện một cách nhanh chóng.</p> Ngân Hà