Hoa Kỳ tham gia hiệp ước toàn cầu mới khi rác thải nhựa quá tải

Thứ bảy, 20/11/2021 | 23:00 GMT+7
Hoa Kỳ sẽ tham gia các cuộc đàm phán về hiệp ước toàn cầu mới nhằm hạn chế ô nhiễm nhựa. Đây là hành động đánh dấu sự ủng hộ đầu tiên của nước này đối với sáng kiến.

Lượng rác thải nhựa của Mỹ đã ở ngưỡng báo động.

Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã dự đoán rằng ô nhiễm nhựa sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2040, mỗi năm sẽ đưa thêm 23-37 triệu tấn chất thải vào các đại dương trên thế giới.

Hoa Kỳ, quốc gia sản xuất nhiều rác thải nhựa trên đầu người hơn bất kỳ quốc gia nào khác, sẽ tham gia các cuộc đàm phán tại Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc (UNEA) vào tháng 2/2022 về việc bảo vệ các đại dương khỏi "tác hại ngày càng tăng trên toàn cầu của ô nhiễm nhựa", Blinken nói.

"Điều quan trọng là thỏa thuận kêu gọi các quốc gia phát triển và thực thi các kế hoạch hành động quốc gia mạnh mẽ để giải quyết vấn đề này tại nguồn gốc của nó." Blinken cho biết trong một bài phát biểu tại một sự kiện về chất thải nhựa trên đại dương của Chương trình Môi trường LHQ ở Nairobi.

Cho đến nay, Hoa Kỳ vẫn chưa chính thức có quan điểm về hiệp ước UNEA đa phương đang nổi lên.

Đây cũng là quốc gia công nghiệp phát triển duy nhất vẫn nằm ngoài Công ước Basel 2018 về chất thải sẽ thắt chặt kiểm soát xung quanh việc đổ chất thải nhựa ở các nước đang phát triển.

Mặc dù chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã nhanh chóng tiến tới tái gia nhập Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, mà từ đó cựu Tổng thống Trump đã rút lại sự ủng hộ của Mỹ, nhưng điều đó vẫn không thay đổi hướng đi về việc sửa đổi Basel.

Trong khi đó, sản xuất nhựa - mà các nhà phân tích ngành dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2040 - sẽ là thị trường tăng trưởng nhu cầu dầu lớn nhất trong thập kỷ tới, Cơ quan Năng lượng Quốc tế có trụ sở tại Paris dự báo.

Tuần này, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đã công bố "Chiến lược Tái chế Quốc gia" đầu tiên nhằm đạt được tỷ lệ tái chế 50% trên toàn quốc vào năm 2030, tăng từ mức dưới 10% hiện nay.

Các nhóm công nghiệp đã đẩy lùi các nỗ lực của địa phương và quốc gia nhằm cấm sản xuất nhựa sử dụng một lần và các chính sách buộc các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về chất thải nhựa.

 

Trang Nguyễn (Theo Reuter)