Năng lượng tái tạo

Bản tin năng lượng số 13/2024

Thứ hai, 15/4/2024 | 08:00 GMT+7
Mới đây, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về dự thảo Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
<p style="text-align:justify"><strong>Bàn thảo về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà</strong></p> <p style="text-align:justify">Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn điện mặt trời mái nhà trong góp phần bảo đảm an ninh năng lượng. Đây là nhiệm vụ cấp bách, giải pháp quan trọng nhằm huy động các nguồn lực xã hội vào thực hiện Quy hoạch điện VIII. Vì vậy, cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư điện mặt trời mái nhà là chủ trương nhất quán.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="" src="/userfile/User/dohuong/images/2024/4/12/ban-tin-1-20240414152922302.jpeg" style="width:80%" /></p> <p style="text-align: center;"><em>Cuộc họp bàn về dự thảo Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà. (Ảnh: VGP)</em></p> <p style="text-align:justify">Theo Phó Thủ tướng, phát triển điện mặt trời mái nhà là giải pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, quy hoạch đất đai dành cho năng lượng. Từ cơ sở khoa học, thực tiễn, pháp lý, quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà cần xác định rõ nội hàm, mục tiêu, phạm vi đối tượng là tổ chức, cá nhân lắp đặt điện mặt trời mái nhà theo hình thức tự sản, tự tiêu, không kinh doanh và có kinh doanh, từ đó đưa ra các cơ chế chính sách khuyến khích, quy định an toàn, phòng cháy, chữa cháy tương ứng.</p> <p style="text-align:justify">Cụ thể, đối với hộ dân, công sở, tòa nhà văn phòng... lắp đặt điện mặt trời mái nhà để tự sản, tự tiêu, không kinh doanh thì xây dựng những bộ hồ sơ mẫu, đơn giản hóa tối đa thủ tục, trừ những công trình có yêu cầu đặc biệt về an toàn, phòng cháy, chữa cháy.</p> <p style="text-align:justify">Những doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời mái nhà để sử dụng, đồng thời lắp đặt thêm thiết bị lưu trữ điện năng thì cần đưa ra mức giá hợp lý, cùng phương án hỗ trợ về tài chính, lãi suất, thuế...</p> <p style="text-align:justify">Cần tính toán kỹ quy mô phát triển điện mặt trời mái nhà và chính sách khuyến khích, hỗ trợ kèm theo trên cơ sở khoa học kỹ thuật, thiết bị công nghệ, lưới truyền tải, hiệu quả kinh tế; bảo vệ lợi ích lâu dài của nhà đầu tư; chú trọng bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu, đưa ra yêu cầu, điều kiện kỹ thuật, tiêu chí những nguồn điện mặt trời mái nhà cần kiểm soát chặt chẽ hơn, chính sách tài chính liên quan đến điện mặt trời mái nhà… trên tinh thần phân cấp tối đa cho địa phương.</p> <p style="text-align:justify"><strong>Khánh thành dự án Nhà máy điện rác Phú Sơn</strong></p> <p style="text-align:justify">UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với Công ty TNHH năng lượng môi trường EB Thừa Thiên Huế tổ chức lễ Khánh thành dự án Nhà máy điện rác Phú Sơn.</p> <p style="text-align:justify">Dự án Nhà máy điện rác Phú Sơn tọa lạc tại thôn số 2, xã Phú Sơn, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích 11.234 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 74,555 triệu USD (bao gồm bãi chôn lấp tro bay). Dự án được cấp giấy phép xây dựng vào ngày 2/11/2021 và chính thức bắt đầu khởi công xây dựng vào ngày 16/11/2021.</p> <p style="text-align:justify">Năm 2023, dự án được Hội đồng An toàn Anh bình chọn “Giải thưởng An toàn quốc tế”. Tháng 3/2024, bãi chôn lấp của dự án được đưa vào sử dụng là bãi chôn lấp tro bay linh hoạt đầu tiên của Việt Nam. Hiện nay, nhà máy xử lý khoảng 220.000 tấn rác thải sinh hoạt và có thể cung cấp khoảng 93 triệu kilowatt giờ điện xanh mỗi năm.&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><img alt="" src="/userfile/User/dohuong/images/2024/4/12/ban-tin-2-20240414152922161.jpg" style="width:80%" /></p> <p style="text-align: center;"><em>Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu dự lễ khánh thành dự án Nhà máy điện rác Phú Sơn</em></p> <p style="text-align:justify">Phát biểu tại lễ khánh thành dự án, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương cho biết, Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn hoàn thành đưa vào vận hành đã tiếp nhận toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt của 6/9 địa phương của tỉnh Thừa Thiên Huế gồm: thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc, huyện Nam Đông với khối lượng phát sinh khoảng hơn 500 tấn/ngày (chiếm tỷ lệ gần 90% lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh) để xử lý theo công nghệ đốt phát điện thay cho công nghệ chôn lấp; do đó đã giải quyết cơ bản vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn toàn tỉnh bằng công nghệ tiên tiến, bảo vệ môi trường.</p> <p style="text-align:justify">Cùng với thực hiện có hiệu quả phong trào “Ngày chủ nhật xanh”, “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm Xanh - Sạch - Sáng”, phân loại chất thải rắn tại nguồn, việc đưa vào vận hành Nhà máy điện rác Phú Sơn sẽ tạo diện mạo mới về cảnh quan môi trường, cảnh quan đô thị, góp phần sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.</p> <p style="text-align:justify"><strong>Nhà đầu tư đề xuất triển khai dự án nhà máy sản xuất hydro - amoniac xanh tại Phú Yên</strong></p> <p style="text-align:justify">Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Hồ Thị Nguyên Thảo làm việc với Công ty CP hydro xanh Minh Thạch D&amp;L về dự án nhà máy sản xuất hydro – amoniac xanh.</p> <p style="text-align:justify">Tại buổi làm việc, Công ty CP hydro xanh Minh Thạch D&amp;L đề xuất đầu tư dự án nhà máy sản xuất hydro - amoniac xanh tại khu kinh tế Nam Phú Yên (thị xã Đông Hòa) với sản lượng khoảng 45.000 - 55.000 tấn hydro/năm hoặc 250.000 - 300.000 tấn amoniac/năm; thực hiện theo công nghệ điện phân nước alkaline, tổng hợp amoniac công nghệ topsoe. Diện tích đề xuất dự án khoảng 20ha trong khu công nghiệp Hòa Tâm; sử dụng cảng Bãi Gốc để xuất hàng và lưu trữ amoniac lỏng.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="" src="/userfile/User/dohuong/images/2024/4/12/ban-tin-3-20240414152922005.jpg" style="width:80%" /></p> <p style="text-align: center;"><em>Quang cảnh buổi làm việc</em></p> <p style="text-align:justify">Theo nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư dự án nhằm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, giai đoạn sau sẽ cung cấp cho thị trường trong nước, mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, góp phần phát triển năng lượng tái tạo, giảm phát thải CO2, thích ứng với biến đổi khí hậu, hướng tới phát triển bền vững; đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phát triển kinh tế địa phương, tăng nguồn thu ngân sách tại địa phương.</p> <p style="text-align:justify">Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Hồ Thị Nguyên Thảo nhận định, đây là dự án thuộc lĩnh vực năng lượng mới, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế hiện nay, hướng tới bảo vệ môi trường. Bà Hồ Thị Nguyên Thảo đề nghị nhà đầu tư cần làm rõ tiến độ thực hiện dự án cũng như chứng minh năng lực tài chính.</p> <p style="text-align:justify">Đồng thời, lãnh đạo UBND tỉnh Phú Yên giao các sở, ngành chức năng nghiên cứu, xem xét kỹ đối với những đề xuất, kiến nghị của nhà đầu tư, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, quy hoạch chung của tỉnh, kế hoạch sử dụng đất và những yếu tố liên quan, đồng thời tránh xung đột lợi ích giữa các bên liên quan khi triển khai dự án.</p> Ngân Hà (t/h)