Mất canxi có thể gây loãng xương, đặc biệt ở người lớn tuổi. Dưới đây là một số thực phẩm làm đẩy nhanh quá trình mất canxi, người lớn tuổi nên hạn chế sử dụng.
Tuổi càng cao thì khả năng tạo xương càng giảm, cùng với thói quen ăn uống không lành mạnh sẽ đẩy nhanh quá trình mất canxi, gây loãng xương.
Đồ uống có ga
![](/userfile/User/thanhtam/images/2024/10/30/do-uong-co-ga-20241030151218229.jpg)
Đồ uống có ga chứa rất nhiều phốt pho khiến cơ thể mất cân bằng canxi và natri. Lượng phốt pho hấp thụ vào cơ thể cao hơn canxi sẽ khiến tình trạng thiếu hụt canxi ngày càng nghiêm trọng, lâu dài sẽ gây ra bệnh loãng xương.
Thực phẩm chế biến sẵn
Một số loại xúc xích, dăm bông, đồ hộp... có thể được thêm phốt phát để tăng hương vị và độ ngon. Nếu tiêu thụ quá mức thì sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi của cơ thể. Một khi nhu cầu canxi tăng lên không thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể con người thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của xương.
Đồ uống có chứa caffein
Uống quá nhiều đồ uống có chứa caffein hoặc cồn sẽ đẩy nhanh quá trình đào thải canxi qua nước tiểu, khiến chúng ta dễ mắc bệnh loãng xương hơn.
Thức ăn nêm nếm quá nhiều
![](/userfile/User/thanhtam/images/2024/10/30/nem-muoi-20241030151218041.jpg)
Quá nhiều muối, nước tương, bột ngọt và các gia vị khác cũng gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi. Đồng thời, nêm quá nhiều gia vị còn dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận và sỏi đường tiết niệu.
Thịt mỡ
Thịt mỡ là loại thực phẩm được một số người thích ăn. Tuy nhiên, việc nạp quá nhiều chất béo và chất đạm vào cơ thể sẽ đẩy nhanh quá trình hòa tan canxi trong xương, nhất là ở người trung niên, người cao tuổi.
Các loại thực phẩm giàu axit folic
Theo một vài nghiên cứu, các thực phẩm giàu axit folic có ảnh hưởng nhất định đến việc hấp thu canxi của cơ thể. Axit folic kết hợp với canxi trong cơ thể tạo thành kết tủa không hòa tan hoặc tạo thành muối canxi dạng rắn. Điều này khiến cơ thể không thể hấp thu canxi và về lâu dài sẽ dẫn đến thiếu hụt canxi.
Rượu
![](/userfile/User/thanhtam/images/2024/10/30/ruou-20241030151218120.jpg)
Tiêu thụ nhiều rượu được chứng minh là có thể làm giảm mật độ xương, giảm sự hình thành xương mới, từ đó làm tăng tỷ lệ gãy xương, giảm tỷ lệ bình phục sau gãy xương. Vì vậy, để giữ cho xương chắc khỏe, bạn chỉ nên tiêu thụ rượu với lượng vừa phải, tức là uống không quá 1 ly/ngày với phụ nữ và không quá 2 ly/ngày với nam giới.
Lam An (T/H)