Sức khỏe

Những công dụng ít người biết đến từ cây tầm ma

Thứ sáu, 20/11/2020 | 15:34 GMT+7
Cây tầm ma được biết đến như một loại cây mọc dại, tuy nhiên loại cây này lại có khảng năng kháng viêm, giảm đau hiệu quả trong nhiều trường hợp.

Chống lại quá trình lão hóa

Cây tầm ma chứa vitamin C, kẽm, pro-vitamin A, kali, flavonoid, các nguyên tố vi lượng... Những hoạt chất này được coi như chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp cơ thể giảm căng thẳng, hỗ trợ tăng cường trong trường hợp trí tuệ mệt mỏi và làm việc quá sức. Bạn có thể uống 3 cốc nước từ lá cây tầm ma mỗi ngày để giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Chắc khỏe xương, tóc và móng

Nhờ chứa canxi và silica trong lá nên tầm ma có lợi thế trong chống lại bệnh loãng xương. Hơn nữa, loại cây này còn rất giàu khoáng chất, vitamin và axit amin, có tác dụng tái khoáng đối với các trường hợp sử dụng phương pháp điều trị nặng như hóa trị liệu.

Trà từ lá cây tầm ma

Kích thích tuyến giáp

Cây tầm ma góp phần duy trì hoạt động bình thường của tuyến giáp, tuyến thượng thận và phù hợp cả với thời kỳ mãn kinh. Rễ của nó cũng được cho là có khả năng chống lại một số bệnh lành tính của tuyến tiền liệt.

Cây tầm ma có chứa hoạt chất beta – sitosterol. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học ung thư và trị liệu năm 2016, beta – sitosterol có khả năng prostaglandin (prostaglandin trực tiếp ảnh hưởng đến viêm tuyến tiền liệt, làm giảm lưu lượng máu và kích thước của tuyến tiền liệt).

Khả năng chống viêm hiệu quả

Tầm ma có khả năng khôi phục sự cân bằng axit-bazơ trong cơ thể. Do đó nó góp phần chống lại chứng viêm và đau mãn tính, làm dịu chứng ợ nóng, giảm đau khớp, viêm khớp và thấp khớp.

Thải độc cơ thể

Theo một số nghiên cứu, tầm ma còn có tác dụng làm sạch và khử cặn (loại bỏ clorua và urê). Nhờ công dụng lợi tiểu nên tầm ma được khuyến khích sử dụng để chăm sóc sức khỏe thận, thậm chí được chỉ định sử dụng trong trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu.

Cây tầm ma

Lưu ý, cây tầm ma nên được sử dụng dưới dạng khô hoặc nấu chín, với một lượng vừa phải, bởi lá tầm ma tươi có nhiều gai, có thể gây hại cho da. Mặt khác, tầm ma chứa các hoạt chất như: Acetylcholine, Histamin, Serotonin, Leukotrien, Axit formic có thể gây phát ban, nổi mụn, mề đay và ngứa. Tuy nhiên, những hoạt chất này sẽ giảm dần về lượng hoặc bị loại bỏ khi ta chế biến tầm ma dưới dạng nấu chín hoặc phơi khô.

Phụ nữ có thai nên tránh tiêu thụ tầm ma bởi nó có thể gây co bóp tử cung và làm tăng nguy cơ sảy thai.

Thanh Tâm (Theo Femme Actuelle)