Khi chính phủ các nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng mới, công nghệ thông tin (CNTT) là thành phần chính trong kế hoạch phát triển của họ hiện nay. Đặc biệt, rất nhiều chính quyền thành phố đang dành khoản ngân sách nhiều hơn cho các dự án thành phố thông minh nhằm cung cấp cho công dân của họ nhiều tính năng ưu việt.
Hơn nữa, xu hướng phát triển cơ sở hạ tầng CNTT đang đạt được đà đi lên trên toàn cầu, khi các ứng dụng công nghệ mới được các nhà lãnh đạo có tư duy tiến bộ chấp nhận.
Thị trường thành phố thông minh toàn cầu tăng trưởng mạnh
100 thành phố hàng đầu trên thế giới đã đầu tư vào các sáng kiến thành phố thông minh, chiếm khoảng 29% chi tiêu toàn cầu trong năm 2019.
Năm 2019, các trường hợp sử dụng liên quan đến vấn đề năng lượng và cơ sở hạ tầng chiếm hơn 1/3 cơ hội, chủ yếu là dành cho lưới điện thông minh. An toàn công cộng và giao thông thông minh dựa trên dữ liệu chiếm tương ứng khoảng 18% và 14% chi tiêu chung.
Chi tiêu toàn cầu cho thành phố thông minh sẽ đạt gần 124 tỷ USD trong năm 2020
Hiện tại lưới điện thông minh (kết hợp điện và khí) vẫn thu hút tỷ lệ đầu tư lớn nhất, mặc dù tầm quan trọng tương đối của chúng sẽ giảm theo thời gian khi thị trường bảo hòa và các trường hợp sử dụng khác trở thành xu hướng.
Giám sát bằng hình ảnh cố định, giao thông công cộng tiên tiến, quản lý giao thông thông minh và theo dõi văn phòng được kết nối cùng nhau chiếm hơn một nửa cơ hội.
Theo đánh giá của IDC, các trường hợp sử dụng sẽ chứng kiến sự tăng trưởng chi tiêu nhanh nhất so với dự báo 5 năm là kết nối từ xe đến mọi vật (V2X), bản sao kỹ thuật số và thiết bị đeo.
Singapore sẽ vẫn là nhà đầu tư hàng đầu trong các sáng kiến thành phố thông minh. Tokyo sẽ là nhà chi tiêu lớn thứ hai vào năm 2020, được thúc đẩy bởi các khoản đầu tư cho Thế vận hội mùa hè, tiếp theo là thành phố New York và London. Bốn thành phố này sẽ chi cho thành phố thông minh hơn 1 tỷ đô la vào năm 2020.
Xét trên khía cạnh khu vực, Hoa Kỳ, Tây Âu và Trung Quốc sẽ chiếm hơn 70% chi tiêu của các thành phố thông minh toàn cầu trong suốt dự báo. Mỹ Latinh và Nhật Bản sẽ trải qua sự tăng trưởng nhanh nhất trong chi tiêu thành phố thông minh vào năm 2020.
Triển vọng về sự phát triển các ứng dụng thành phố thông minh
Ruthbea Yesner, Phó Chủ tịch của IDC cho biết: “Chính quyền khu vực và thành phố đang nỗ lực để bắt kịp với những tiến bộ công nghệ và tận dụng các cơ hội mới trong bối cảnh quản lý rủi ro, kỳ vọng của công chúng và cần tài trợ để mở rộng các sáng kiến”.
Các nhà phân tích của IDC hiện tin rằng nhiều nhà lãnh đạo chính phủ đang chuyển sang kết hợp các trường hợp sử dụng thành phố thông minh vào ngân sách hoặc nỗ lực tài chính thông qua các phương tiện truyền thống hơn. Điều này đang giúp tăng trưởng đầu tư hơn nữa.
Nhìn về tương lai, đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT nhiều khả năng sẽ tập trung vào các ứng dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) kết hợp với internet vạn vật (IoT) và mạng di động 5G.