Tại buổi làm việc, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang báo cáo, ngành nông nghiệp của tỉnh tiếp tục duy trì phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,82%. Riêng trong lĩnh vực trồng trọt, chủ trương của tỉnh Bắc Giang là đến năm 2025 giảm tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực (còn 22%), tăng tỷ trọng cây ăn quả (đạt 41%), cây rau (đạt 26%) nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường, góp phần đảm bảo an ninh lương thực.
Bắc Giang nâng cao chất lượng nông sản, phát triển nông nghiệp bền vững
Tỉnh lựa chọn cây lúa, cây ăn quả, rau màu là cây trồng chủ lực, từ đó đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị đất canh tác. Hiện nay, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sản xuất theo quy trình an toàn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ gắn với thị trường tiêu thụ đã được áp dụng đối với các cây trồng chủ lực, đặc trưng của tỉnh, qua đó giúp tăng năng suất, chất lượng, tạo điều kiện cho xuất khẩu nông sản địa phương.
Cụ thể, diện tích lúa chất lượng đạt 47.500ha (tăng 7.248ha so với năm 2020), chiếm 50,1% diện tích gieo cấy; diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 15.800ha, vải GlobalGAP và vải cấp mã vùng trồng xuất khẩu sang thị trường yêu cầu tiêu chuẩn cao. Ngoài ra, tỷ lệ sản xuất thâm canh rau theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 56,0%; tỷ lệ sản xuất thâm canh cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 53,0%...
Về xúc tiến thương mại, tỉnh Bắc Giang tập trung phát triển nông sản theo 2 trục sản phẩm. Đó là 56 sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng và 290 sản phẩm đặc sản địa phương theo Chương trình OCOP.
Riêng với sản phẩm vải thiều, tỉnh tập trung chỉ đạo sản xuất 223 mã số vùng trồng, diện tích 17.198ha phục vụ xuất khẩu, hiện vải thiều được tiêu thụ thuận lợi, quả vải thiều đã được xuất khẩu đi 30 nước và vùng lãnh thổ.
Ngoài cây vải, tỉnh còn có cây nhãn (diện tích 3.400ha, sản lượng trên 20.000 tấn/năm) bước đầu đã xuất khẩu sang các thị trường Australia, Hàn Quốc với sản lượng 20 tấn nhãn tươi, cấp đông.
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Hoàng Trung nhấn mạnh, Bắc Giang là địa phương có nhiều lợi thế về sản xuất nông nghiệp. Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mong muốn qua buổi làm việc có thể nắm được tình hình chung về nông nghiệp của tỉnh và cùng đưa ra các phương án phát triển hiệu quả và bền vững ngành nông nghiệp.
Theo đó, Thứ trưởng đề nghị tỉnh Bắc Giang quan tâm, siết chặt quản lý giống cây giả, giống kém chất lượng để đảm bảo quyền lợi cho người dân, đặc biệt là cây ăn quả lâu năm. Phải đảm bảo các loại vật tư đầu vào khác như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng có số lượng đại lý rất lớn, trên 1.000 đại lý phân phối. Ngoài ra, các cơ quan chức năng ngành nông nghiệp tỉnh cần quan tâm đến dự báo sâu bệnh, thời tiết để có chỉ đạo sớm, hạn chế thiệt hại, đặc biệt là diện tích còn lại của vụ đông xuân và vụ mùa sắp tới.
Đặc biệt, ngành ngông nghiệp cần quan tâm đến việc xây dựng quy trình tiết giảm chi phí đầu vào (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước) để tăng lợi nhuận, hiệu quả kinh tế cho người dân và đóng góp vào tăng trưởng xanh.
Về vấn đề sản xuất, Thứ trưởng Hoàng Trung yêu cầu tỉnh bám sát chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển sản phẩm chủ lực đi cùng với đảm bảo chất lượng nông sản. Thực hiện các đề án đã triển khai về thuốc bảo vệ thực vật sinh học hay phân bón hữu cơ. Bên cạnh đó, tỉnh cần bám sát các quy định của các thị trường quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm lẫn kiểm dịch thực vật, đặc biệt là quản lý chặt chẽ các mã số vùng trồng