Môi trường (old)

Ô nhiễm không khí làm rút ngắn tuổi thọ trẻ em

Thứ năm, 4/4/2019 | 17:06 GMT+7
Theo một nghiên cứu toàn cầu mới, Báo cáo tình trạng không khí toàn cầu 2019 (SOGA2019), tiếp xúc với ô nhiễm không khí ngoài trời và trong nhà có thể rút ngắn tuổi thọ của trẻ em sinh ra ngày hôm nay khoảng 20 tháng.
<pre style="text-align:justify"> <span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Nhìn chung, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra nhiều ca tử vong hơn nhiều nguy cơ đã được biết đến phổ biến như suy dinh dưỡng, sử dụng rượu và không hoạt động thể chất, theo báo cáo SOGA2019 và trang web tương tác được công bố hôm nay tại www.stateofglobalair.org của Viện Hiệu ứng Sức khỏe (HEI) có trụ sở tại Mỹ. Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 5 trong số tất cả các rủi ro về sức khỏe, xếp ngay sau hút thuốc; mỗi năm, nhiều người chết vì bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí hơn là do tai nạn giao thông hoặc sốt rét.</span></pre> <pre style="text-align:justify"> <span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Báo cáo và trang web năm nay đã lần đầu tiên ước tính ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến thời gian con người sống hoặc tuổi thọ của họ. Trên toàn thế giới, ô nhiễm không khí làm giảm tuổi thọ trung bình 20 tháng trong năm 2017, một tác động toàn cầu không kém gì so với tác động của việc hút thuốc. Thời gian sống bị mất đi tăng lên đến hơn 2 năm và 6 tháng đối với trẻ em sinh ra ở Nam Á (Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Pakistan), nơi ô nhiễm không khí ở mức tồi tệ nhất.</span></pre> <pre style="text-align:justify"> <span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm không khí ngoài trời và trong nhà đã gây ra gần 5 triệu ca tử vong do đột quỵ, đau tim, tiểu đường, ung thư phổi và bệnh phổi mãn tính trên toàn thế giới vào năm 2017. Những hành động mạnh mẽ chống lại ô nhiễm không khí của Trung Quốc đã cho thấy những dấu hiệu đầu tiên về sự tiến bộ trong việc giảm tiếp xúc với ô nhiễm, tuy nhiên các quốc gia Nam Á - Bangladesh, Ấn Độ, Nepal và Pakistan – đã dẫn đầu thế giới với tư cách là khu vực ô nhiễm nhất, với hơn 1,5 triệu ca tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí.</span></pre> <p style="text-align:center"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><img alt="" src="/userfile/User/thanhphuong/images/2019/4/o%20nhiem.jpg" style="height:400px; width:640px" /></span></p> <pre style="text-align:justify"> <span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">“Sức khỏe của một đứa trẻ rất quan trọng đối với tương lai của mọi xã hội, và bằng chứng mới nhất này cho thấy cuộc sống bị rút ngắn hơn nhiều đối với bất kỳ ai sinh ra trong bầu không khí bị ô nhiễm cao,” ông Dan Greenbaum, Chủ tịch HEI cho biết. “Ở nhiều nơi trên thế giới, chỉ cần hít thở ở một thành phố trung bình là tương đương với việc là người nghiện thuốc lá nặng,” ông nói thêm. </span></pre> <pre style="text-align:justify"> <span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng gần một nửa dân số thế giới, trong tổng số 3,6 tỷ người, đã bị tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong nhà năm 2017. Trên toàn cầu, đã có những tiến bộ như: tỷ lệ người nấu ăn bằng nhiên liệu rắn đã giảm khi kinh tế phát triển. Nhưng các nước kém phát triển hơn tiếp tục phải chịu đựng ô nhiễm không khí trong nhà ở mức cao nhất.</span></pre> <pre style="text-align:justify"> <span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Và ô nhiễm không khí trong nhà có thể là một nguồn tác động chính đối với không khí ngoài trời khi ô nhiễm trong nhà phát ra không khí ngoài trời, đây là nguyên nhân lớn nhất gây ảnh hưởng đến sức khỏe trong số tất cả các nguồn ở Ấn Độ, góp phần vào 1 trong 4 ca tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí.</span></pre> <pre style="text-align:justify"> <span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Báo cáo thường niên SOGA2019 và trang web tương tác đi kèm được thiết kế và triển khai bởi Viện HEI phối hợp với Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) tại Đại học Washington, Đại học British Columbia và Đại học Texas - Austin. IHME là một trung tâm nghiên cứu sức khỏe dân số độc lập, điều phối nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu (GBD) hàng năm, một nỗ lực khoa học có hệ thống để định lượng mức độ tổn thất sức khỏe từ tất cả các bệnh, chấn thương và các yếu tố nguy cơ chính trong dân số trên toàn thế giới. Kết quả của nghiên cứu được công bố hàng năm trên tạp chí y khoa quốc tế, The Lancet. HEI phụ trách phần ô nhiễm không khí của GBD; trang www.stateofglobalair.org của HEI là báo cáo và trang web duy nhất có tất cả các ước tính về phơi nhiễm ô nhiễm không khí và gánh nặng bệnh tật của chúng trong các phân tích ô nhiễm không khí của GBD được cung cấp cho toàn bộ công chúng.</span></pre> Hải Đăng