Sức khỏe

Thuốc truyền thống người Dao - Giải pháp điều trị cho người bị bệnh gan

Thứ hai, 29/3/2021 | 09:20 GMT+7
​​​​​​​Ngày càng có nhiều người bệnh tìm đến các bài thuốc nam chữa bệnh gan. Từ những loại cây, lá trong thiên nhiên, qua bàn tay và cái tâm của những người làm thuốc nam, người bệnh có những bài thuốc chữa bệnh gan dễ dùng, an toàn, hiệu quả.

Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể sau da, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Khi gan bị tổn thương, các chức năng sẽ bị suy giảm, dẫn đến nhiều bệnh về gan như xơ gan, viêm gan A, B, C, gan nhiễm mỡ, xơ gan cổ trướng, mẩn ngứa nổi mề đay, máu nhiễm mỡ… Những người có nguy cơ mắc bệnh gan cao là những người sử dụng nhiều rượu bia; người có tiền sử gia đình mắc các bệnh về gan, nhất là ung thư gan, xơ gan; hay ăn đồ ăn sống; sử dụng chung kim tiêm, bàn chải đánh răng, dao cạo; xăm hoặc xỏ khuyên tai; người tiếp xúc với các chất dịch cơ thể của người khác, tiếp xúc với hóa chất hoặc chất độc; quan hệ tình dục không an toàn; lạm dụng thuốc kháng sinh; người mắc bệnh tiểu đường, béo phì, thừa cân; người có nồng độ Triglycerid trong máu cao…

Độc đáo bài thuốc gia truyền chữa bệnh gan của dân tộc Dao

Vùng rừng núi Ba Vì được thiên nhiên ưu đãi với hàng ngàn loài dược liệu quý, trong đó có nhiều loại dược liệu rất tốt trong việc chăm sóc và bảo vệ gan. Theo kinh nghiệm dân gian, nhiều thế hệ lương y dân tộc Dao nơi đây đã sử dụng nhiều loại thảo dược để hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, giúp tiêu độc, mát gan. Những kinh nghiệm ấy cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, được bào chế thành các bài thuốc nam chữa bệnh gan.

Bài thuốc chữa bệnh gan của lương y Triệu Thị Thanh, xóm Lẻ Ao Vua, thôn Yên Sơn, xã Ba Vì gồm nhiều vị thuốc thảo dược có nguyên liệu từ cây an xoa, thông đất, mía giò, xương khỉ, đan vàng, cà gai leo, cây mặt quỷ… và nhiều vị thuốc quý của dân tộc.

Cây An xoa – dược liệu vùng núi cao Ba Vì

Trong đó, cây an xoa hay còn gọi là cây tổ kén cái, được nhiều người truyền tai nhau là cây thuốc nam chữa bệnh gan rất hiệu quả. Cây an xoa thuộc loại thân gỗ, mọc thành từng cụm, lá rộng to bằng bàn tay và có lông trắng, cứng. Cây nở hoa màu tím, quả dài và nhỏ như hình con sâu, quả còn non có màu xanh nhưng càng về già thì càng lộ màu nâu. Cây an xoa tính bình, có tác dụng mát gan, giải độc, tăng cường và phục hồi chức năng gan. Cây an xoa được dùng như là cây thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan, gồm viêm gan siêu vi B, C, men gan cao, xơ gan. Ngoài ra, cây có tác dụng chữa đau lưng, nhức mỏi, da xanh, mất ngủ, hỗ trợ chữa bệnh đại tràng, bệnh trĩ và kích thích tiêu hóa.

Cà gai leo là cây nhỏ thuộc họ cà, có tên khoa học là Solanum procumbens Lour. Trong kho tàng thuốc nam của người Việt Nam nói chung, cà gai leo là dược liệu đầu vị chữa bệnh gan. Cụ thể là dùng rễ và thân cây cà gai leo để chữa các bệnh về gan như: gan yếu, mẩn ngứa, thanh lọc, giải độc cơ thể… nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã làm sáng tỏ thêm thành phần hoạt chất, tác dụng, hiệu quả của dược liệu cà gai leo đối với bệnh gan. Nhiều bài thuốc nam chữa viêm gan B bằng cà gai leo rất hiệu quả. Hoạt chất trong cà gai leo, tiêu biểu là dược chất glycoalcaloid có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan B, tăng cường miễn dịch và cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Cây mía dò (củ cát lồi) là một vị thuốc nam đa công dụng, trong đó thân, rễ, cành non là những bộ phận được sử dụng làm thuốc. Cây mía giò có vị chua cay, hơi đắng, tính mát, có độc nhẹ, vào 2 kinh can và thận. Theo kinh nghiệm dân gian cây mía giò (Củ cát lồi) có một số công dụng sau: Điều trị bệnh xơ gan cổ trướng; Điều trị viêm thận cấp (phù thận); Lợi tiểu, giúp điều trị bệnh phù thũng; Điều trị chứng mẩn ngứa mề đay, eczema, viêm đường tiết niệu, viêm tai.

Cây thông đất là một trong những vị thảo dược quý có tính hàn và vị đắng, có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa teo não và giúp cải thiện tình trạng sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ, đặc biệt hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer ở người già. Ngoài ra, vị thảo dược tự nhiên này còn giúp hỗ trợ cải thiện các bệnh lý khác như viêm gan cấp tính, trị ho, chữa đau nhức xương,…

Kết hợp các thảo dược quý trên, lương y Triệu Thị Thanh đã bào chế thành bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị hạ men gan, xơ gan, viêm gan B, nóng gan, thanh lọc, giải độc gan, bổ gan... Bài thuốc gồm 15 thang thuốc lá dùng để sắc uống cùng 03 miếng cao gan đã được cô đặc, mỗi lần cắt bằng đốt ngón tay pha nước uống ngày 03 lần. Một liệu trình điều trị tối thiểu là 01 tháng, tùy theo mức độ bệnh và cơ địa từng người bệnh. 

Do sử dụng nguyên liệu là nguồn thảo dược tự nhiên nên bài thuốc chữa bệnh gan của dân tộc Dao an toàn, lành tính; tiết kiệm được chi phí điều trị; việc sử dụng đơn giản, dễ thực hiện… đối với người bệnh.

Một buổi tư vấn bài thuốc nam gia truyền của lương y

Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, lành mạnh

Muốn điều trị bệnh gan hiệu quả, bên cạnh các bài thuốc, người bệnh cần loại bỏ thói quen ăn uống không tốt cho sức khỏe của gan. Trong đó cần lưu ý:

Không nên ăn nhiều đồ ngọt. Đường chỉ nên ăn trong khoảng cho phép. Người bệnh gan không nên ăn trên 25gr/ngày - tương đương 5 thìa cà phê đường. Đường không chỉ khiến cơ thể nhanh lão hóa, tăng cân béo phì, stress...  mà còn khiến gan “nặng trĩu”. Đường từ trái cây tự nhiên, mật ong, tinh bột sẽ tốt hơn các loại đường trong bánh kẹo, mứt…

Không nên ăn mặn. Muối là loại thực phẩm được khuyến cáo ăn hạn chế nhất, bởi chúng gây tác hại không nhỏ tới sức khỏe. Muối gây tăng nước trong tế bào, từ đó tích nước trên mặt hoặc hai chân của người bệnh gan. Ngoài ra, loại gia vị này còn tăng huyết áp và đẩy nhanh quá trình xơ gan. Vì vậy, chỉ nên ăn dưới 5gr muối/ngày.

Không dùng nhiều đồ béo. Nội tạng động vật, thịt mỡ, các món ăn chiên xào, quá nhiều dầu mỡ làm tăng cholesterone và tăng áp lực lên gan. Người bệnh gan không nên ăn nhiều, những loại thực phẩm này.

Uống nhiều nước nhưng không nên uống rượu, bia. Đã bị bệnh gan thì không uống bia rượu. Bia rượu là liều “thuốc độc” cho lá gan, khiến bệnh gan trở nặng và xơ hóa nhanh hơn. Người bị bệnh gan không nên uống bia rượu nhưng nhất định phải uống đủ nước lượng nước cần cho cơ thể tròn một ngày (1,5-2 lít/ngày).

Nên ăn đủ chất đạm. Lượng đạm tối thiểu cần thiết mỗi ngày cho người bình thường không thường xuyên vận động là 0,8/kg trọng lượng cơ thể. Ở giai đoạn nhẹ, nếu là người hoạt động nhiều, nhân đôi (hoặc nhân 2,5) con số đó lên để duy trì sức khoẻ. Người bị bệnh gan ở giai đoạn nhẹ nên duy trì lượng đạm trung bình theo cân nặng kể trên. Bước vào giai đoạn nặng như viêm gan mạn thì duy trì 1-1,5g/kg cân nặng/ngày. Xơ gan thì 1g/kg cân nặng/ngày. Thịt trắng như thịt gà hay cá, các loại đậu, hạt sẽ tốt hơn thịt từ bò hay heo.

Đảm bảo đủ chất xơ: Chất xơ được ví như cây chổi làm nhiệm vụ dọn dẹp đường tiêu hóa. Đối với người bị bệnh gan, chất xơ vô cùng cần thiết. Lúc này, chức năng lọc máu của gan hoạt động không tốt. Chất xơ sẽ hỗ trợ cho quá trình giảm tải “sức nặng” cho gan. Chất xơ tan trong các loại rau, củ, trái cây, các loạt hạt và đậu… giúp điều hòa đường trong máu và giảm cholesterol.

Chú ý bổ sung đủ vitamin, khoáng chất. Khi bị bệnh gan, chức năng hòa tan các vitamin (A, D, E…) bị ảnh hưởng. Sự thiếu hụt của các vitamin và các khoáng chất làm cơ thể bị giảm sức đề kháng. Chính vì vậy, những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như trái cây tươi (cam, quýt, đu đủ, cà rốt, cà chua…), rau lá xanh (súp lơ xanh, cải bó xôi, rau muống, rau ngót, măng tây…) sẽ nguồn dinh dưỡng dồi dào, cần thiết đối với người bị bệnh gan. 400 - 600gr rau xanh + trái cây/ngày là con số lý tưởng để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cho mỗi bệnh nhân gan.

Làng nghề truyền thống thuốc nam Dân tộc Dao

Liên hệ để được tư vấn khám chữa bệnh theo yêu cầu:

Nhà thuốc: Triệu Thị Thanh

Địa chỉ: xóm lẻ Ao Vua, thôn Yên Sơn - xã Ba Vì - huyện Ba Vì - Hà Nội

Điện thoại: 096 5 652 568

 

PV